Vaccines không chỉ bảo vệ mẹ mà còn có tác dụng với thai nhi, giúp tránh khỏi những bệnh nghiêm trọng. Vậy tiêm phòng khi mang thai gồm những vaccines nào và khi nào nên tiêm, mẹ nên tham khảo lịch tiêm phòng cho mẹ bầu dưới đây nhé. Tham khảo lịch tiêm phòng khi mang thai mẹ nhé!
Contents
Tiêm phòng khi mang thai phòng những bệnh gì?
Trước khi có ý định mang thai, bà bầu cần hoàn thành các mũi tiêm sau để phòng bệnh tốt nhất cho cả mẹ và bé:
Viêm gan B: Khi mẹ nhiễm viêm gan B trong thời gian mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây truyền sang trẻ có thể lên đến 90%. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh, chị em nên hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai (mũi 2 cách mũi đầu 1 tháng, mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng).
Tìm hiểu thêm: Mũi IPV là gì?
Sởi – quai bị – Rubella:
- Sởi: Nếu thai phụ mắc bệnh sởi, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Bên cạnh đó còn có nguy cơ gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
- Quai bị: Virus quai bị có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, gây sinh non hoặc thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ thì nguy cơ ảnh hưởng càng cao.
- Rubella: Bà bầu nhiễm Rubella trong thai kỳ có nguy cơ gặp các biến chứng khi sinh nở như sinh non, thai chết lưu; đồng thời trẻ sinh ra dễ mắc Hội chứng Rubella bẩm sinh với các khuyết tật về ống thần kinh, dị tật tim, mù mắt… Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên chấm dứt thai kỳ.
Hiện nay, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa 3 bệnh trên chỉ với 1 mũi tiêm duy nhất. Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella cần tiêm trước khi mang thai 3 tháng.
Thủy đậu: Phụ nữ chưa từng có miễn dịch thủy đậu cần được tiêm phòng vắc xin trước khi có thai. Nếu đã được tiêm phòng từ nhỏ, vẫn cần tiêm 1 mũi tăng cường. Vắc xin thủy đậu nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng.
Cúm: Đây là một bệnh thường gặp và dễ khỏi đối với người bình thường nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, riêng phụ nữ bị cúm khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ. Khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai. Do đó, chị em nên tiêm 1 liều vắc xin phòng cúm trước khi có thai 1 tháng.
Bà bầu nên đi tiêm phòng ở tháng thứ mấy?
Các vắc xin thường được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6).
Trong thời gian mang thai, các bà bầu được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin uốn ván. Ngoài ra, các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động tiêm các loại vắc xin khác như Cúm (bất hoạt), Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mang virus Viêm gan C hoặc các bệnh gan mãn tính khác).
Xem thêm: Mũi uốn ván cho bà bầu
Theo đó, tổng số lần cần tiêm vắc xin uốn ván là 5 lần, bao gồm 2 mũi trước khi sinh con lần đầu và 3 mũi tiêm nhắc. Cụ thể về thời gian tiêm phòng uốn ván (tháng mấy của thai kỳ thì phải tiêm phòng) được quy định như sau:
Nếu thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván trước đây, hoặc đã tiêm 2 mũi nhưng cách đây trên 5 năm thì cần tiêm đủ 2 mũi trước ngày dự sinh 1 tháng. Tốt nhất là tiêm mũi 1 vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5, mũi 2 sau đó 1 tháng (vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6), tránh 3 tháng đầu là giai đoạn bà bầu hay bị ốm nghén.
- Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi (<5 năm) hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước khi mang thai thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
- Trong trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
- Nếu thai phụ đã được tiêm đủ phác đồ là 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ đã đạt trên 95%. Trong trường hợp mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại một mũi.