Vắc xin IPV nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc giaVắc xin IPV nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia

Để phòng chống bệnh bại liệt hiệu quả nhất thì Bộ y tế khuyến cáo tiêm phòng đầy đủ mũi IPV. Để tìm hiểu chi tiết về Mũi IPV là gì? Nên được tiêm khi nào tốt nhất thì hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.

Contents

1. Tại sao cần tiêm vắc-xin phòng bại liệt?

Một trong bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp chính là bại liệt do vi-rút bại liệt xâm nhập vào cơ thể và tấn công hệ thần kinh trung ương. Khi mắc phải bệnh này có thể gây liệt nửa người, liệt tứ chi, thậm chí gây suy hô hấp và liệt cơ hô hấp, dẫn đến tử vong. Hiện nay, vi-rút bại liệt thường có 3 tuýp là tuýp 1, tuýp 2 và tuýp 3. Theo đó, cả ba týp trên đều có thể gây bệnh, trong đó túyp 1 chiếm đến 90% nguyên nhân gây bệnh bại liệt phổ biến nhất.

Vắc xin IPV nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia
Vắc xin IPV nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia

Vi-rút bại liệt khi đi vào cơ thể chúng sẽ nhân lên trong đường tiêu hóa sau đó thải ra ngoài qua phân. Nguồn chất thải này khi ra ngoài môi trường có thể làm ô nhiễm nguồn nước, thức ăn và có thể lây bệnh cho người khác qua đường ăn uống.

Nghiên cứu cho thấy, vi-rút bại liệt có thể tồn tại bên ngoài môi trường rất lâu và có khả năng lây lan nhanh. Trước đây khi chưa có vắc xin bại liệt thì bệnh này trở thành dịch hoành hành khắp nơi và không có thuốc chữa đặc hiệu, chỉ có các phương pháp điều trị nhằm giảm bớt triệu chứng bệnh.

>>> Mũi 6 trong 1 là gì? Gồm những bệnh gì và được tiêm khi nào?

2. Những trường hợp nào cần tiêm vắc-xin phòng bại liệt?

Dưới đây là trường hợp được khuyến cáo nên tiêm vắc xin phòng bại liệt:

  • Phòng ngừa cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên
  • Người mà trước đây chưa được tiêm vắc-xin phòng bại liệt
  • Người đang sống ở khu vực đang có dịch bại liệt
  • Người đang làm công việc chăm sóc trẻ em tại các nhà trẻ, trại trẻ mồ côi; hay đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân; nhân viên làm việc tại phòng xét nghiệm phải tiếp xúc với nhiều mẫu bệnh phẩm, trong đó chứa vi- rút bại liệt.

2. Vắc-xin IPV

Vắc-xin IPV được sử dụng ngăn ngừa bệnh bại liệt. Hiện nay, tại Việt Nam được cấp phép lưu hành mũi IPV gồm 2 loại: vắc-xin bất hoạt (Inactivated poliovirus-IPV) dùng theo đường tiêm và vắc-xin bại liệt sống (Oral poliovirus-OPV) dùng theo đường uống. Cả hai loại vắc-xin này hiện đã được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

3. Mũi IPV tiêm khi nào?

Mũi IPV phòng ngừa bại liệt cho trẻ em
Mũi IPV phòng ngừa bại liệt cho trẻ em

Hiện nay, vắc xin phòng bại liệt gồm 2 loại là OPV dạng uống và IPV dạng tiêm (sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam). Ngoài ra, vắc-xin phòng bại liệt còn được kết hợp trong các loại vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1.

  • Vắc-xin bại liệt đường uống (OPV): Loại vắc-xin bại liệt này sống giảm độc lực, chúng có chứa kháng nguyên bại liệt thuộc tuýp 1,2,3 còn vắc xin bOPV chứa kháng nguyên bại liệt tuýp 1 và 3. Hiện nay, vắc xin bOPV còn được dùng thay thế cho tOPV bắt đầu từ 9/2015 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố loại bỏ bại liệt týp 2 trên toàn cầu. Bên cạnh đó, OPV được biết đến là vắc-xin sống làm giảm độc lực, có chứa các loại vi-rút đã bị làm suy yếu. Với các ống vắc-xin dạng uống sau khi sử dụng xong thì sẽ được phát tán ngoài môi trường, thì sẽ có một lượng rất nhỏ nguy cơ vi-rút biến đổi và có thể gây bệnh cho cộng đồng. Bởi vậy việc dùng bOPV sẽ có tác dụng giảm những trường hợp bại liệt do vi-rút có nguồn gốc vắc-xin tuýp 2 gây ra.
  • Vắc-xin bất hoạt dạng tiêm (IPV): Chứa các vi-rút bất hoạt nên rất an toàn, chứa kháng nguyên của cả ba týp vi-rút bại liệt 1,2,3 có tác dụng kích thích cơ thể sinh kháng thể tạo miễn dịch phòng bệnh. Do vậy, nếu như dùng thêm một liều vắc-xin bại liệt dạng tiêm từ tháng tuổi thứ 5 của trẻ, ngoài ra có thể dùng vắc-xin bại liệt bOPV dạng uống có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ đối với vi-rút bại liệt tuýp 1 và 3 và có thể gây miễn dịch phòng bệnh đối với týp 2.

>>> Mũi 5 trong 1 gồm những gì? Tiêm bao nhiêu tiền?

Hiện nay, lịch tiêm chủng Vắc xin phòng bệnh bại liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi được quy định trong hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam hiện nay như sau:

  • Trẻ 2 tháng tuổi: uống vắc-xin bOPV lần 1
  • Trẻ 3 tháng tuổi: uống vắc-xin bOPV lần 2
  • Trẻ 4 tháng tuổi: uống vắc-xin bOPV lần 3
  • Trẻ 5 tháng tuổi: tiêm 1 mũi vắc-xin phòng bại liệt IPV

Với trường hợp mà trẻ không tiêm chủng được theo đúng lịch ở trên thì cần phải được tiêm sau đó càng sớm càng tốt. Theo đó, với những loại vắc-xin phòng bại liệt dạng tiêm có thể kết hợp với những loại vắc xin khác để tiêm chủng cùng trong một buổi tiêm chủng. Theo đó khi sử dụng vắc-xin OPV dạng uống và vắc-xin IPV dạng tiêm đều rất an toàn, bạn có thể sử dụng cùng lúc 2 vắc-xin này nhắm giúp tạo miễn dịch phòng bệnh tốt hơn đối với trẻ em.

Bài viết trên đây nhằm tổng hợp thông tin về mũi IPV là gì? Lịch tiêm cho trẻ như thế nào? Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức liên quan nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Rate this post

By Hạnh