Tiêm phòng lao (BCG) cho trẻ sơ sinh sớm là cách giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm. Trường hợp tiêm phòng muộn thì có gây ảnh hưởng xấu trên trẻ không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Contents
Tại sao phải tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?
- Đầu tiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, cần tiêm vắc xin cho trẻ càng sớm càng tốt.
- Ngoài ra, kháng thể từ người mẹ truyền sang con khi mang thai và qua sữa mẹ chỉ mang tính tạm thời. Do vậy, không thể bảo vệ trẻ kháng lại tất cả các loại bệnh một cách tuyệt đối. Và đây chính là lý do tại sao cần phải được tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Thời điểm tốt nhất là rong 2 năm đầu đời, bắt đầu ngay từ lúc sơ sinh.
- Cần tuân thủ lịch tiêm theo Chương trình Tiêm chủng Quốc gia hoặc tiêm chủng đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng dịch vụ. Vì điều này là vô cùng cần thiết và quan trọng.
- Với các nghiên cứu đặc điểm về dịch tễ học, trẻ rất dễ mắc bệnh. Vì thế thời điểm tiêm cũng như khoảng cách tối thiểu giữa các liều tiêm để tạo kháng thể bảo vệ cơ thể tối ưu nhất là các yếu tố rất quan trọng. Do vậy, việc tuân thủ tiêm chủng đúng theo độ tuổi và phác đồ tiêm sẽ giúp bảo vệ trẻ một cách tối đa.
Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng khi mang thai
Tiêm phòng lao cho trẻ muộn có ảnh hưởng gì không?
Tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ vào lúc nào?
- Theo khuyến nghị cần tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên sau sinh.
- Tuy nhiên, một số trường hợp tiêm phòng lao muộn cho trẻ.Điều này có nghĩa là không tiêm phòng được ngay trong vòng 1 tháng sau sinh. Đó là các trường hợp
+ Trẻ đẻ non
+ Các trường hợp có bệnh lý cấp tính
+ Hoặc trẻ ốm trong thời điểm tiêm chủng
+ Những trẻ có sử dụng kháng thể Imunoglobin như IVIG, Pentaglobin - Lưu ý tiêm muộn vẫn tốt hơn là hoàn toàn không tiêm chủng.
- Thực tế, CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã ban hành một lịch trình tiêm chủng bổ sung. Lịch tiêm áp dụng cho trẻ đã bỏ lỡ một số mũi tiêm phòng trước đó.
- Phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ về lịch tiêm bổ sung nếu đã lỡ bỏ một trong những lần tiêm chủng theo lịch trình tiêu chuẩn cho trẻ.
Xem thêm: Mũi uốn ván cho bà bầu
Thế nào được gọi là tiêm phòng lao muộn cho trẻ?
- Tiêm phòng lao cho trẻ ngoài giai đoạn sơ sinh được gọi là tiêm phòng lao muộn cho trẻ.
- Trẻ chưa được tiêm phòng trong giai đoạn sơ sinh có thể bị nhiễm lao tự nhiên trong môi trường sống. Điều này là do trực khuẩn lao lây qua đường hô hấp.
- Do đó, vắc xin không thể bảo vệ trẻ và cũng tăng nguy cơ phản ứng phụ viêm hạch sau tiêm.
- Phản ứng viêm hạch còn phụ thuộc vào các yếu tố
+ Kĩ thuật tiêm trong da chính xác
+ Khả năng phản ứng của cơ thể với vắc xin. - Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đã quá tuổi sơ sinh. Có thể thực hiện xét nghiệm sau
+ Xét nghiệm Mantoux
+ Xét nghiệm kháng thể kháng lao
+ Mục tiêu: loại trừ trẻ đã bị nhiễm trực khuẩn lao tự nhiên trước khi quyết định cho trẻ tiêm vắc xin
Những đối tượng không nên tiêm phòng lao
Trẻ sơ sinh
Không nên chủng ngừa vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh trong các trường hợp sau:
- Sốt trên 37,5 độ C
- Mắc một trong các bệnh như: suy giảm miễn dịch bẩm sinh, viêm da có mủ, vàng da, viêm phổi, viêm tai, mũi, họng…
Trẻ nhỏ và người lớn
- Bị ung thư
- Nhiễm HIV hoặc AIDS
- Quá mẫn cảm với vắc xin
- Bị suy dinh dưỡng thể nặng
- Đang sử dụng các thuốc chống viêm
- Xét nghiệm lao trên da cho kết quả dương tính
- Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ…
Tóm lại, tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch cho trẻ giúp tăng sức đề kháng. Giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Không những vậy mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Có thể tiêm phòng lao muộn cho trẻ còn hơn là không tiêm. Bố mẹ hãy đưa trẻ đến các trung tâm tiêm chủng để được tư vấn và tiêm phòng đầy đủ nhé!