Contents

Tệ nạn nghiện game là tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Hiện nay, tệ nan nghiện game tuổi học đường ngày càng gia tăng và đang là một vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm

Thực trạng, biểu hiện tệ nạn nghiện game hiện nay

Những người nghiện game thường có hai biểu hiện chính là triệu chứng giống nghiện ma túy và triệu chứng trầm cảm.

Triệu chứng nghiện game giống nghiện ma túy

Thực trạng nghiện game của giới trẻ ngày nay
Thực trạng nghiện game của giới trẻ ngày nay

>> Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong học đường và cách khắc phục

Nếu có từ hai triệu chứng trở lên thì đã được xem là mắc bệnh nghiện game:

  • Thèm chơi game:  quan tâm quá mức đến game online, luôn trò chuyện về game, không hứng thú với những việc khác.
  • Chơi game liên tục không nghỉ: chơi liên tục và không có thời gian nghỉ.
  • Không kiểm soát được việc chơi game và thời gian chơi của mình. Dù muốn chơi game với khoảng thời gian ít hơn, những người nghiện game vẫn không thể hành động theo suy nghĩ ban đầu của họ.
  • Không quan tâm đến những công việc khác: những người nghiện game thường không quan tâm đến việc nào khác ngoài game, họ bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè. Việc học tập, làm việc trì trệ, không được tiến hành. Kể cả việc ăn uống và vệ sinh cá nhân cũng không được thực hiện.
  • Che dấu cảm xúc: khi có một cảm xúc khó chịu hoặc tình huống không hay, người nghiện game thường chơi game để che dấu đi những cảm xúc này. Họ dùng thế giới ảo trong game để không phải đối diện với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
  • Nói dối về thời gian chơi game: người nghiện game thường có xu hướng nói dối gia đình về thời gian chơi game.
  • Tiêu tốn nhiều tiền cho việc chơi game: người nghiện game thường đầu tư nhiều tiền vào chơi game và mua các thiết bị chơi game.
  • Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích, hưng phấn khi chơi và cũng có thể thất vọng. Cảm xúc này có thể vẫn tồn tại sau khi chơi.

Triệu chứng trầm cảm

  • Khí sắc trầm cảm: nét mặt đơn điệu, ngơ ngác, buồn bã.
  • Mất hứng thú và những sở thích: không còn những hào hứng trong các lĩnh vực khác như âm nhạc, thể thao. Họ thậm chí không còn quan tâm đến việc học tập, trốn học để chơi game.
  • Mất ngủ: thường xuyên mất ngủ, người nghiện game ngủ rất út vì chơi game đến khuya hoặc chơi thâu đêm.
  • Chán ăn và ăn ít: ăn qua bữa, không có cảm giác thèm ăn nên ăn rất ít. Vì vậy, những người nghiện game thường sụt cân rất nhanh.
  • Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.
  • Trẻ bị mệt mỏi, kiệt quệ vì chơi game hàng giờ đồng hồ.
  • Cảm giác vô dụng, tội lỗi: họ có nhận ra việc chơi game là tội lỗi nhưng không thể ngừng lại việc này mà lại vẫn phải tiếp tục chơi để chạy trốn cảm giác tội lỗi đó.
  • Khó tập trung, suy nghĩ và quyết định
  • Có thể có ý định tự tử

Những tác hại của việc nghiện game

Ngày nay, trong giới học sinh, sinh viên cũng như tất cả mọi người, games đã quá quen thuộc, nó đã trở thành một thú vui tiêu khiển giết thời gian cực kì hấp dẫn. Cùng với sự phát triển tốc độ chóng mặt của nó đã làm nhiều người phải kinh ngạc, kéo theo đó là những tác hại mà nó gây ra khiến các bậc phụ huynh không thể bỏ qua:

Những tác hại của nghiện game
Những tác hại của nghiện game

>> Xem thêm: Tệ nạn rượu bia

CHƠI GAMES TỐN THỜI GIAN : Đây là điểm không ai phải bàn cãi! Với thời gian đó, ta có thể làm được rất nhiều việc, học tập, vui chơi với bạn gái, làm kiếm tiền hay đơn giản hơn là chơi thể thao. Vậy mà ta lại không thể làm được, chỉ vì ta đã tiêu tốn quá nhiều thời gian vào games.

CHƠI GAMES TỐN TIỀN : đây có lẽ cũng là một điểm mà ai cũng thấy, chơi ở nhà thì tốn tiền điện, tiền hao mòn máy móc, nhưng thực ra không đáng kể, nếu bạn chơi ở tiệm net, 5k/1h thì bạn mới thấy tiền bạc ra đi nhanh như thế nào.

ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE: theo thống kê của viện nghiên cứu khoa học Cali (Mỹ), người ngồi máy tính thường xuyên trên 2 giờ có thể sẽ bị các căn bệnh như: cao huyết áp, mắt giảm thị lực, da bị khô, nhiều nếp nhăn và tàn nhan, giảm sức đề kháng… Chưa kể nếu bạn ngồi máy tính không đúng tư thế cũng sẽ có nhiều vấn đề xảy ra cho cơ thể bạn như mỏi lưng, mờ mắt, cong vẹo cột sống…Nếu ngồi bên máy tính quá 5 giờ/ngày sẽ khiến tinh thần, sức đề kháng bệnh tật, hoạt động của tim đều bị suy giảm tối thiểu là 10%.

Người chơi game online thường xuyên tiếp xúc với máy tính, nhiều khi lên đến hơn 10h/ngày, thường không tránh khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều trường hợp người chơi do ngồi quá lâu trước máy tính đã dẫn tới tình trạng tử vong.

GIA TĂNG TỆ NẠN XÃ HỘI: Game online dễ gây nghiện, chúng khiến người chơi quên mất bản thân còn những công việc khác trong cuộc sống cần phải hoàn thành. Những người nghiện game luôn đắm chìm vào không gian của trò chơi, thậm chí ảo tưởng mình là nhân vật trong trò chơi, dẫn đến tình trạng quên ăn quên ngủ, quên mục đích học hành, có nhiều trường hợp vì nghiện game, các bạn đã bỏ học, khiến gia đình lo lắng.

Nghiên cứu cho thấy những người hay chơi điện tử thường bị ám ảnh và gặp những vấn đề về thần kinh hơn những người không chơi game. Trẻ em hay chơi điện tử thường khó kiểm soát được tâm lý, khó hòa nhập vào xã hội và nếu để lâu sẽ trở thành người nghiện game. Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm mất tập trung, giấc ngủ thường bị gián đoạn, hay lo âu, giận dữ vô cớ, và bị ám ảnh.

Trẻ em đam mê chơi trò chơi bạo lực thường bị ảnh hưởng bởi những những hình ảnh này và trở nên hung hăng hơn. Chúng có nhiều khả năng trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.

3.2/5 - (38 bình chọn)