Những năm gần đây, tệ nạn xã hội đã xâm nhập học đường và ngày càng có xu hướng gia tăng.  Nhằm giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của những loại tệ nạn xã hội đến học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.

Contents

1. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

Theo một số tin tức giáo dục, tệ nạn học đường đã và đang có diễn biến phức tạp tại một số bộ phận học sinh tuổi học đường. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là do đặc điểm tâm lý và tính cách của học sinh, đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và tâm lý, muốn tự khẳng định mình và hiếu động, cho nên có những hành động không đúng như xã hội mong muốn.

Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường kéo theo những mặt tiêu cực tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Những hành vi bạo lực xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội, trong gia đình, trong cộng đồng, xuất hiện tràn ngập trong phim ảnh, Internet, sách báo … gây khó khăn trong việc giải quyết bạo lực và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.

Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là gì?Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là gì?

Nguyên nhân của tệ nạn này còn có một phần của nhà trường và ngành Giáo dục nói chung. Theo những chuyên gia giáo dục,  nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên còn hạn chế, chưa tạo được sự lôi cuốn chủ động, chưa tạo nên xúc cảm sâu sắc cho học sinh.

 Ngoài ra, việc phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý học sinh, sinh viên, đảm bảo môi trường an ninh cho học tập cũng như rèn luyện chưa được chặt chẽ. Công tác giáo dục kỹ năng sống chưa thực sự đi vào chiều sâu và thiếu nhiều các điều kiện cần thiết để triển khai. Hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh đã có bước đầu nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

2. Giải pháp ngăn chặn tệ nạn xã hội trong học đường

Những chuyên gia giáo dục cho rằng, để có thể ngăn tình trạng tệ nạn xã hội xâm nhập học đường cần phải có sự kết hợp giữa 3 môi trường nhà trường, gia đình và xã hội.

Tuyên truyền tích cực để đẩy lùi tệ nạn xã hội trong học đườngTuyên truyền tích cực để đẩy lùi tệ nạn xã hội trong học đường

Đối với ngành Giáo dục, cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo những  đơn vị tăng cường phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý học sinh, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật,… để nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc “nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội”.

Bên cạnh đóm tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy trong học sinh, kiên quyết không để các loại ma túy xâm nhập vào trường học. Kết hợp với việc thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, chú trọng công tác giáo dục đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Cần tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ,tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ, nhân viên của nhà trường đối với việc quản lý, giáo dục học sinh, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng ngừa tình trạng học sinh đánh nhau. Đặc biệt, cần nghiêm, công khai những trường hợp vi phạm.

Biện pháp khắc phục tệ nạn xã hội trong học đườngBiện pháp khắc phục tệ nạn xã hội trong học đường

Ngoài ra, cần tăng cường những hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Theo đó, bộ cũng đã ban hành và có hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp hàng năm, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học và các địa phương, theo từng chủ đề và thời gian, để giúp cho việc học văn hóa cũng như việc rèn luyện sức khỏe và hình thành nhân cách của các cháu phối hợp đồng bộ với nhau.

Bài viết đã nêu rõ các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội à cách khắc phục. Qua bài viết này, mong rằng các em học sinh sẽ được gia đình và nhà trường sẽ trú trọng quan tâm nhiều hơn nữa để các em sẽ không mắc phải vào những tệ nạn là ảnh hưởng xấu đến tương lai sau này.

Đọc thêm: Vấn nạn học đường: Học sinh bỏ học chơi game

Rate this post