Ngành sư phạm trong những năm trước đây là một ngành hot của các năm tuyển sinh nhưng hiện nay nhiều thí sinh đã không lựa chọn khối ngành này bởi những áp lực đã khiến nhiều nhiều giáo viên bỏ nghề.
Tình trạng giáo viên bỏ nghề và chuyển hướng sang làm công việc khác ngày càng diễn ra nhiều trong thời buổi hiện nay. Theo con số thống kê của Sở giáo dục và đào tạo thì hàng năm có đến hàng nghìn giáo viên bỏ nghề bởi họ gặp quá nhiều áp lực và không thể tiếp tục theo đuổi công việc. Hàng loạt các khó khăn mà giáo viên ngành Giáo dục gặp phải như sau:
Bệnh thành tích trong học tập
Hiện nay để thu hút các học sinh và phụ huynh đăng ký vào trường thì các trường cần có chất lượng đào tạo tốt và thể hiện bằng các con số như vị trí xếp hạng trong ngành, số lượng học sinh chuyển cấp đạt điểm cao,… Chính vì vậy, để chạy đua với các bệnh thành tích trong học tập thì giáo viên là người trực tiếp giảng dạy các em gặp nhiều vấn đề để đảm bảo được kết quả thành tích cho nhà trường. Việc gặp áp lực từ nhà trường, thanh tra hồ sơ sổ sách và các vấn đề về chuyên môn đào tạo, hay các cuộc thi đều yêu cầu giáo viên đạt được điểm số cao, kết quả tốt. Áp lực từ phụ huynh về việc mong muốn học sinh phải đạt điểm cao tại các kỳ thi học kỳ. Không đơn thuần việc giảng dạy của giáo viên là đứng lớp và giảng bài cho học sinh. Gánh nặng từ nhiều phía khiến cho giáo viên bỏ nghề ngày càng trở nên phổ biến và làm mất đi lương tâm, đam mê của giáo viên trong công tác giảng dạy.
Không phải nghề nhàn hạ
Nhiều người nói rằng giáo viên là một nghề nhàn hạ thì chỉ đúng với những cái nhìn khách quan bên ngoài. Ngoài những áp lực căng thẳng trong giờ dạy thì ngoài giờ giảng dạy, giáo viên phải bỏ nhiều thời gian để đổi mới giáo án theo hàng năm, nghiên cứu nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để đem lại hiệu quả cao, chấm bài,… Chủ yếu những công việc này được giáo viên làm vào buổi tối bởi ban ngày đứng lớp và lo họp hành, giấy tờ ở trường. Thời gian dành cho gia đình và nghỉ ngơi bị thu hẹp lại rất nhiều so với những ngành nghề khác. Giáo viên bỏ nghề bởi những áp lực, việc không có thời gian cho các công việc cá nhân khác là điều cũng dễ hiểu.
Mức lương không đủ cho cuộc sống
Mức lương của ngành giáo dục là vấn đề muôn thuở của nhiều năm nay. Tình trạng nhiều giáo viên được chi trả mức lương theo thâm niên không đáp ứng được cuộc sống cũng là một vấn đề khiến cho giáo viên bỏ nghề. Mức lương quá thấp so với những ngành nghề khác trong khi chất xám bỏ ra rất lớn khiến cho nhiều giáo viên muốn ở lại ngành thì phải đi làm ngoài, mở lớp dạy thêm để kiếm thêm thu nhập. Nhu cầu dạy thêm, học thêm của xã hội cũng gia tăng nên nhiều giáo viên tranh thủ mở các lớp đào tạo ngoài giờ trên lớp để đảm bảo cuộc sống.
Đối với những áp lực mà giáo viên thời nay phải chịu thì rất nhiều giáo viên bỏ nghề và lựa chọn một hướng đi tích cực hơn. Bộ giáo dục và các trường cũng cần có những giải pháp để giải quyết vấn đề này nhằm tránh mất đi những giáo viên ưu tú, có năng lực cho ngành giáo dục.
Cập nhật thông tin về Đăng ký hồ sơ tuyển sinh Đại học Ngoại thương nhanh nhất vui lòng truy cập tại đây.