Đau nhức răng uống thuốc gì

Đau răng là triệu chứng thường gặp, gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy khi đau nhức răng uống thuốc gì để giảm nhanh cơn đau? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những cách chữa đau răng hiệu quả.

Contents

1. Tình trạng đau nhức răng là gì?

Đau răng là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng trở nên đau buốt. Cơn đau răng có khả năng xuất hiện dưới hình thức đau âm ỉ, ê buốt răng hoặc đau dữ dội. Thông thường, cơn đau có thể kéo dài vài ngày hoặc xuất hiện từng cơn.

Nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi hay áp lực phát sinh lên răng khi nhai cũng có nguy cơ kích thích cơn đau răng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, đau nhức răng có thể xuất hiện mà không cần yếu tố kích hoạt nào.

2. Các nguyên nhân gây đau răng thường gặp

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng, đau có thể xảy ra âm ỉ nhưng cũng có thể đau nhức dữ dội. Các nguyên nhân thường gặp như sau:

Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau nhức răng. Khi răng bị sâu lỗ nhỏ, cơn đau sẽ xảy ra nếu nhai thức ăn vào vị trí răng sâu đó hoặc khi uống nước nóng hay lạnh.

Bên cạnh đó, nếu lỗ sâu lớn làm viêm tủy hoặc hoại tử tủy, cơn đau nhức có thể xảy ra bất cứ lúc nào và mức độ đau cũng dữ dội hơn. Trường hợp sâu răng gây ra nhiễm trùng ở chóp chân răng, trong đợt viêm cấp tính gây ra đau nhức kèm theo có thể sưng ở mặt.

Đau nhức răng uống thuốc gì

Đau nhức răng uống thuốc gì hiệu quả?

Mọc răng khôn

Mọc răng khôn ở người trưởng thành cũng gây ra tình trạng đau nhức răng. Thông thường, vị trí không gian cho răng khôn dường như rất hẹp hoặc thậm chí là không có. Điều này dẫn đến hệ quả răng hàm thứ ba trở nên mắc kẹt giữa xương hàm và nướu.

Mòn cổ răng

Với những người chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải quá cứng sẽ xảy ra hiện tượng mòn ở phần răng sát với nướu răng, trong chẩn đoán được gọi là mòn ngót cổ răng. Lớp men bị mòn làm bộc lộ lớp ngà, gây ra tình trạng ê buốt khi chải răng hoặc khi ăn uống.

Răng bị tét hoặc bị nứt

Răng có thể bị tét hoặc bị nứt sau khi cắn phải thức ăn quá cứng. Triệu chứng là rất đau khi chạm vào răng. Tùy theo mức độ của sự nứt mà răng có thể được chữa tủy rồi bọc mão lại hay là phải nhổ răng.

3. Đau nhức răng uống thuốc gì?

Đau nhức răng uống thuốc gì để mang lại hiệu quả sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân và nguyên nhân gây đau răng. Thông thường sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ nha khoa sẽ kê các loại thuốc trị nhức răng, giảm sưng viêm tại nhà hiệu quả như:

 + Thuốc Paracetamol: Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng và được đa số các bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp bị đau răng. Do đó, đây là loại thuốc phổ biến nhất và được nhiều người nghĩ đến khi không biết đau nhức răng uống thuốc gì.

+ Thuốc đau răng Dorogyne: Đây là dòng thuốc kê đơn thứ hai cho câu hỏi bị nhức răng uống thuốc gì, tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có thể mua khi có chỉ định của bác sĩ.

+ Thuốc đau răng Rodogyl: Loại thuốc này có thể dễ dàng tìm thấy tại các nhà thuốc tư nhân hoặc tại các bệnh viện lớn nhỏ, tuy nhiên chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

+ Thuốc giảm đau răng Alaxan®: Với sự kết hợp của ibuprofen và paracetamol có trong thành phần của thuốc sẽ giúp giảm nhanh cơn đau răng.

+ Thuốc giảm đau Franrogyl: Đây là loại thuốc được chỉ định sử dụng cho các trường hợp bị viêm răng miệng, nhiễm trùng miệng mức độ nặng. Tiêu biểu như bị áp xe răng, viêm nha chu…

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc điều trị đau răng, các bạn nên đến thăm khám và tư vấn của các bác sĩ.

Đau nhức răng uống thuốc gìĐau nhức răng uống thuốc gì hiệu quả?

Xem thêm: Răng vẩu là gì? Một số cách chữa răng vẩu hiệu quả

4. Một số cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả

Sử dụng nước muối

Dung dịch nước muối luôn có tính sát khuẩn cao, do đó, bạn hãy sử dụng nước muối để súc miệng khi bị đau răng.  Bên cạnh đó, muối ăn cũng có khả năng sát khuẩn cực tốt sẽ giúp lấy đi những vi khuẩn gây sâu răng. Bạn có thể đặt muối trắng vào lỗ sâu răng hoặc súc miệng bằng nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, làm giảm các triệu chứng nhức răng.

Sử dụng tỏi 

Trong tỏi có thành phần kháng khuẩn rất tốt nên thường được nhiều người dùng để trị tình trạng đau nhức răng. Nếu những lỗ sâu răng nhỏ thì bạn chỉ cần giã nát tép tỏi, kết hợp với chút muối cho vào chỗ răng bị sâu. Những triệu chứng nhức răng sẽ giảm ngay tức thì.

Uống nước trà xanh

Nhờ có tính kháng khuẩn và khả năng ngăn chặn sự phát triển sâu răng nên nước trà xanh được nhiều người sử dụng để làm giảm đau, giảm viêm nướu và sát trùng. Ngoài ra lá trà xanh còn có khả năng chống viêm hiệu quả, bạn nên súc miệng bằng nước lá trà xanh khi bị đau nhức răng.

Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không là một vị thuốc dân gian được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý. Trong lá trầu không có chứa thành phần sát khuẩn, giúp giảm đau, mà lại rất dễ tìm kiếm. Bạn lấy 3 – 5 lá trầu không, dùng  70 – 100ml rượu trắng rửa sạch lá trầu. Sau đó giã nát lá trầu không rồi hòa vào rượu, đợi lá trầu không lắng cặn. Chắt lấy phần nước trong để súc miệng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút rồi nhổ ra ngoài.

Nước chanh

Nước cốt chanh có tính axit có tác dụng kháng khuẩn và trị viêm nướu rất tốt. Nếu bạn bị đau răng hãy vắt nước cốt chanh pha với chút nước lọc rồi dùng hỗn hợp này để ngậm trong 5 phút. Cách làm này sẽ giúp làm dịu cơn đau răng nhanh chóng đồng thời còn giúp loại bỏ các mảng ố vàng trên răng.

Trên đây là những thông tin về cách chữa trị đau răng hiệu quả, cũng như giúp bạn biết được đau nhức răng uống thuốc gì.

Tổng hợp

Rate this post