Niềng răng hô có đau không? Niềng răng hô mất bao lâu? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều người có mong muốn niềng răng để có cải thiện tình trạng răng hô. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin liên quan đến niềng răng hô.
Contents
1. Răng hô là gì?
Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, đây là tình trạng các răng sẽ bị chìa quá ra phía trước. Cụ thể, răng và xương hàm nhô ra với môi và miệng nhô ra phía trước. Đối với những người bị răng hô thì khi ngậm miệng lại, vòm răng hàm chìa ra ngoài quá mức. Đồng thời, khi nhìn nghiêng, bạn sẽ nhận thấy khuôn miệng nhô ra.
Các kiểu răng hô phổ biến như:
- Hô do răng: Các răng mọc chìa ra phía trước, không mọc song song với phương thẳng đứng
- Hô do xương hàm: Răng vẫn mọc bình thường, không bị vênh chìa nhưng xương hàm lại bị đưa ra ngoài quá mức, hoặc có hàm trên đưa ra nhiều hơn so với hàm dưới. Có trường hợp là do cả hai hàm đều đưa ra nhiều so với phần khung xương trên của khuôn mặt.
- Hô do cả răng và hàm: Răng bị vênh chìa ra ngoài, còn xương hàm thì phát triển quá mức dẫn đến khuôn miệng bị hô vẩu khá nặng.
Niềng răng hô mất bao lâu?
2. Niềng răng hô mất bao lâu?
Niềng răng hô là một phương pháp chỉnh nha giúp các răng mọc hô về vị trí đúng tỷ lệ chuẩn khớp cắn để hàm răng trở nên đều đẹp hơn. Thời gian niềng răng hô thường dao động từ 12 – 24 tháng tùy theo cơ địa và tình trạng răng cần điều chỉnh.
Phương pháp này đem lại vừa hiệu quả, an toàn mà không gây xâm lấn răng và có thể khắc phục được tình trạng răng hô do cả răng và xương hàm ở mức độ nhẹ. Tùy mức độ hô mà phương pháp niềng răng có thể mang lại hiệu quả đạt từ 60% đến 100%.
Để biết chính xác niềng răng hô mất bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng răng miệng, độ tuổi, phương pháp và cách bạn tuân thủ theo lịch trình của bác sĩ. Một số trường hợp bị hô nặng và cần phải kết hợp với phẫu thuật hàm có lẽ thời gian sẽ kéo dài hơn một chút.
Thông thường, càng ít tuổi thì niềng răng càng hiệu quả và không mất nhiều thời gian thực hiện. Niềng răng ở tuổi trưởng thành sẽ mất nhiều thời gian hơn là niềng răng khi còn nhỏ.
3. Niềng răng hô có đau không?
Niềng răng hô có đau không là điều mà bất cứ ai có ý định niềng răng đều lo ngại. Câu trả lời đó là niềng răng chỉ đau khi mới lắp khung niềng và khi siết khung niềng.
Khi tiến hành niềng răng chắc chắn sẽ đau, nhưng đau nhiều hay đau ít thì phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và công nghệ niềng răng. Bên cạnh đó, cũng phụ thuộc vào cơ địa và ngưỡng chịu đau của từng người. Do đó, sẽ có những bạn niềng răng sẽ cảm thấy không đau nhưng cũng có những bạn cảm thấy rất đau.
Sau khi niềng răng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và chưa quen với việc có mắc cài trong miệng.Cảm giác này chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần và sau khi đã quen hơn, bạn sẽ ăn nhai cũng như nói chuyện như trước khi gắn niềng.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cảm thấy đau nhức trong 3 – 4 ngày đầu do nền răng và xương yếu nên không chịu được tác động của lực kéo. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ buộc phải giảm lực kéo của dây cung lại, đồng nghĩa với việc thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn so với người bình thường.
Ngoài ra, việc niềng răng có đau không còn phụ thuộc vào chất lượng của mắc cài. Khi sử dụng mắc cài thường cho việc niềng răng, dây thun dùng để cố định dây cung trong rãnh mắc cài sẽ giảm độ đàn hồi khiến dây co kéo mạnh hơn trong rãnh mắc cài làm sản sinh ra lực ma sát lớn làm đau răng.
Niềng răng hô mất bao lâu?
➤ Xem thêm: Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu tiền?
4. Các phương pháp niềng răng hô
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng hô từ truyền thống cho đến hiện đại, giúp chỉnh sửa lại kết cấu hàm răng. Tùy vào tình trạng răng và nhu cầu của khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp.
Niềng răng kim loại
Đây là phương pháp niềng răng ra đời sớm nhất và mang lại hiệu quả cao. Hiện nay niềng răng mắc cài kim loại được nhiều người lựa chọn vì chi phí thấp hơn so với các phương pháp khác.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là tính thẩm mỹ không cao. Do đó, với những người yêu cầu thẩm mỹ, làm công việc phải giao tiếp nhiều thì đây không phải lựa chọn lý tưởng.
Niềng răng mắc cài sứ
So với niềng răng mắc cài kim loại thì niềng răng mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn. Chính vì vậy, dù cơ chế hoạt động giống nhau nhưng niềng răng mắc cài sứ chi phí cao hơn.
Niềng răng tự đóng (niềng răng tự buộc)
Đây là loại niềng có hệ thống nắp trượt thay thế cho dây thun. Hệ thống nắp trượt này có tác dụng giữ cố định dây cung và các mắc cài. Từ đó, đảm bảo quá trình chỉnh răng diễn ra liên tục và hiệu quả.
Niềng răng mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong là một kỹ thuật niềng được thực hiện bằng cách gắn mắc cài vào bề mặt trong của răng. Nhờ vậy, người niềng sẽ không cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài mặt trong có chi phí cao hơn các loại niềng răng khác.
Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt là bước đột phá lớn trong công nghệ chỉnh nha hiện nay. Thay vì sử dụng mắc cài truyền thống thì có nhiều người lựa chọn khay niềng. Khay niềng trong suốt ôm sát mặt răng, dịch chuyển răng từng chút một. Quá trình này diễn ra cho tới khi răng về đúng vị trí và cân bằng khớp cắn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về niềng răng cũng như giải đáp thắc mắc niềng răng hô mất bao lâu.
Tổng hợp