Tiêm phòng cúm cho trẻ giúp phòng ngừa được bệnh cúm và giảm thiểu nguy cơ có những biến chứng mà bệnh cúm gây ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc khi đi tiêm phòng cúm cho trẻ các mẹ không nên bỏ qua!

Contents

Lợi ích khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Tại nước ta hàng năm, có rất nhiều trẻ dưới 5 tuổi phải nhập viện vì biến chứng của bệnh cúm, ví dụ như bệnh viêm phổi. Vắc xin ngừa cúm sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi các virus cúm – loại virus có thể gây ra bệnh nặng, thậm chí là tử vong vì trẻ em rất dễ bị tổn thương trước những loại virus này.

Tất cả trẻ em từ trên 6 tháng đến 5 tuổi nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm. Vắc xin đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là lứa tuổi rất có khả năng có nguy cơ bị biến chứng do bệnh cúm gây ra. Trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh cúm rất có nguy cơ bị biến chứng do cúm như sốt cao, co giật và viêm phổi.

Lợi ích khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Lợi ích khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Xem thêm: Bé tiêm phòng bị sốt

Nếu con xuất hiện những biến chứng kể trên thì bạn nên cho trẻ đi tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt. Trong trường hợp bạn đang mang thai hoặc có con dưới 6 tháng tuổi thì việc tiêm ngừa cúm còn có ý nghĩa quan trọng hơn.

Tác dụng phụ khi tiêm phòng cúm cho trẻ 

Đa số các phản ứng phụ của vaccine phòng cúm đều rất nhẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, các phản ứng phụ có thể sẽ nghiêm trọng. Dưới đây là các phản ứng phụ thường gặp và các cách để giảm nguy cơ gặp phải phản ứng phụ:

Phản ứng tại vị trí tiêm

Phản ứng phụ thường gặp nhất của Vắc xin phòng cúm là phản ứng tại vị trí tiêm, thường là ở cánh tay. Sau khi tiêm, bạn có thể bị đau nhức, đỏ, nóng và trong một số trường hợp có thể sẽ hơi sưng. Những phản ứng này thường không kéo dài quá 2 ngày. Để làm giảm cảm giác khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau trước khi tiêm.

Đau đầu và đau cơ

Sau khi tiêm, trẻ có thể bị đau đầu hoặc đau cơ. Tình trạng này thường sẽ xảy ra trong ngày đầu tiên và sẽ biến mất trong vòng 2 ngày tiếp theo. Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol cũng có thể làm giảm cảm giác khó chịu.

Những tác dụng phụ khi tiêm
Những tác dụng phụ khi tiêm

Tìm hiểu thêm: Đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần những gì?

Chóng mặt hoặc choáng ngất

Một số trẻ sẽ bị chóng mặt hoặc choáng ngất sau khi tiêm Vắc xin phòng cúm. Ảnh hưởng này thường sẽ không kéo dài quá 1-2 ngày. Nếu bạn thường bị chóng mặt hoặc choáng ngất sau khi tiêm, hãy nói điều đó với bác sĩ trước khi tiêm phòng cúm. Bạn cũng nên ngồi lại phòng tiêm một lát sau khi tiêm và ăn nhẹ sau khi tiêm.

Sốt

Sốt dưới 38 độ C thường là phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm. Sốt nhẹ thường sẽ biến mất sau 1-2 ngày. Nếu cơn sốt làm trẻ cảm thấy khó chịu, thì cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen.

Những lưu ý khi bé tiêm phòng cúm

  • Giữ trẻ ở lại nơi tiêm phòng ít nhất là 30 phút sau tiêm để theo dõi các phản ứng diễn ra cấp tính sau tiêm. Phải đảm bảo cơ thể bé ổn định trước khi về nhà.
  • Theo dõi sát cơ thể bé liên tục trong 3 ngày đầu tiên, vì đây là thời gian bắt đầu xảy ra các tác dụng phụ nhiều nhất. Các dấu hiệu có thể diễn tiến bất cứ lúc nào nên người chăm sóc bé để ý sẽ phát hiện kịp thời.
  • Nếu trẻ bị sốt nhẹ thì nên sử dụng khăn ấm lau mát cho trẻ từ từ và an toàn. Khi biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C thì mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
  • Cần quan sát theo vị trí tiêm, khi có biểu hiện bất thường như sưng, nóng, đỏ, lở loét, kèm theo bé quấy khóc nhiều thì khả năng cao bị nhiễm trùng cần phải đi khám bác sĩ ngay.
  • Quan tâm các biểu hiện khác của bé như co giật, giật mình, bú kém…
  • Đồng thời thực hiện các biện pháp đơn giản như cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt trong cơ thể, cho bé uống nhiều nước hơn, ăn đồ lỏng hơn so với thường ngày, không tắm hay lau mình trẻ bằng nước lạnh, …

Trên đây là những thông tin về tiêm phòng cúm cho trẻ, những lưu ý và chia sẻ những công dụng khi đi tiêm phòng cho trẻ các mẹ không nên bỏ qua!

Rate this post

By Hạnh