Nhiều người do nhu cầu công việc không cần phải sử dụng nhiều, nền không muốn đầu từ số tiền khổng lồ để chi trả cho một chiếc máy tính mới. Do vậy mà họ sẽ sẽ thích lựa chọn chiếc máy tính cũ cho mình. Để giảm bớt tính hên xui khi mua máy tính, chúng tôi đã đưa ra một vài mẹo nhỏ để người mua tham khảo.
Mua máy tính cũ rất hên xui, may thì được cái tốt, không may thì cứ phải sửa lên sửa xuống. Để tránh tình trạng này, bạn nhất định phải biết cách kiểm tra cơ bản.
-
Contents
Kiểm tra cấu hình máy
Chọn máy tính không chỉ đơn giản bề ngoài đẹp là cấu hình máy sẽ chạy ngon. Vẻ bề ngoài có thể dễ dàng vượt mặt bạn bất cứ lúc nào nên điều đầu tiên bạn phải hiểu thế nào là lỗi logic, thể nào là lỗi vật lý. Thế nào là thông số chuẩn cho máy.
Dù quyết định mua mới hay cũ thì vẫn phải kiểm tra cấu hình trước tiên. Rõ cấu hình sẽ biết được mức tiền mình bỏ ra mua có đáng hay không. Hãy thực hiện bằng các bước sau:
Trên màn hình chính, chọn biểu tượng chiếc máy tính có dòng chữ My computer/ computer => chuột phải = > properties. Lúc này mọi thông số liên quan sẽ hiện ra đầy đủ. Cách này có thể áp dụng đúng với mọi hệ điều hành. Nhiều người không thích sử dụng cách này có thể sử dụng lệnh Msinfo32 trong tổ hợp phím windows + R.
-
Kiểm tra diện mạo bên ngoài của máy tính
Kiểm tra bề ngoài của máy tính sẽ giúp bạn đoán sơ qua về tình trạng của máy. Nếu như góc cạnh vị lõm nhiều thì có thể đã từng bị rơi nặng nề. Check tem của công ty bán máy tính xem có còn nguyên không. Nếu còn nguyên tem thì xét đến trường hợp đó là từ nhà phân phối lớn hay nhỏ. Nếu từ nhà phân phối máy tính lớn sẽ rất yên tâm cho người sử dụng.
-
Kiểm tra HDD
Bước này cần khá nhiều thời gian để đưa ra kết quả chính xác. Không phải ai cũng nhận định được đâu là ổ cứng tốt đâu là ổ cứng bình dân. Có trường hợp ổ cứng còn bị lỗi. Mặc dù ổ cứng có thể thay được, nhưng nên kiểm tra để mặc cả giá tiền mình sẽ bỏ ra mua. Với những người mua máy tính không chuyên chỉ có thể sử dụng những phần mềm miễn phí để check sơ qua. Trong đó CrystalDiskInfo dùng để check lỗi logic và Hard Disk Sentinel để check lỗi bad sector. Kết quả từ những phần mềm này mang lại tương đối chính xác.
-
Kiểm tra tình trạng Ram máy tính
Ram lớn hay nhỏ thường là cấu hình sẵn đi theo máy rồi, nếu sau này bạn muốn máy hoạt động hiệu suất cao hơn thì tự lắp thêm. Còn trường hợp lỗi Ram cực kỳ. Khi Ram không đạt yêu cầu bạn có thể giảm giá mua xuống mức hợp lý hơn. Vì khi mua máy tính cũ mà ram yếu, hay ram bị lỗi thì bạn sẽ phải tri thêm một khoản nữa để thay thế nó.
-
Kiểm tra những thiết bị phụ khác đi kèm
Phải kiểm tra kỹ phần bàn phím xem có bị liệt phím nào không, thông thường bàn phím laptop rất hay bị liệt khi sử dụng lâu. Ngoài gõ từng phím bạn còn nên gõ một đoạn văn bản bất kỳ để kiểm tra độ tin cậy. Kiểm tra dây sạc, loa máy tính, pin máy tính xem chúng có bị chập chờn gì không, có bị lỏng hay bị lỗi lầm gì không.
Ngoài ra còn phải kiểm tra thật kỹ camera. Phần lớn mọi chiếc laptop đều bị hỏng camera sau một thời gian sử dụng. Sau đó phải kiểm tra phần cảm ứng di chuột, sau đó check qua phần ổ đĩa CD xem có hoạt động không. Tất nhiên, mọi laptop đều cần sử dụng đến internet, hãy kiểm tra wifi xem hoạt động ổn không, bạn có thể kết nối và truy cập thử một số trang như xoilactv, youtube, google, facebook… để xem tốc độ load ổn không.
Khi đã kiểm tra kỹ mọi bộ phận thì hãy giao dịch với người bán. Đầu tiên phải lựa chọn một địa chỉ, thông tin, số điện thoại, tên tuổi đáng tin. Hãy kiểm tra độ tin cậy trong vụ giao dịch trước khi quyết định đầu tư tiền vào máy tính cũ. Nếu bạn có người quen làm về kỹ thuật, biết rõ về máy tính đừng ngại nhờ họ đi kiểm tra cùng để tránh mọi phát sinh không mong muốn.