Thực tế, phần lớn sinh viên mới ra trường đều chưa xác định được công việc cho bản thân, lúng túng trong định hướng nghề nghiệp tương lai. Vậy làm thế nào để định hướng nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường?

Một số kết quả khảo sát cho thấy, có rất nhiều bạn sinh viên năm 3, năm 4 nhưng vẫn chưa biết mình muốn gì và nên làm gì khi ra trường. Nguyên nhân là do các bạn không có sự đam mê và yêu thích cũng như động lực về ngành học mà mình đang theo đuổi.  Một số bạn chọn trường theo phong trào ngành nào đang “hot”, một số chọn theo định hướng của cha mẹ, một số chọn theo bạn bè. Đây cũng chính là là vấn nạn hiện nay mà sinh viên nước ta đang gặp phải. Các bạn chọn trường theo nhận thức chủ quan quá nhiều, không có sự định hướng khi chuẩn bị tốt nghiệp THPT. Chính vì thế, bạn cần phải định hướng con đường các bạn sẽ đi.

>>> Tham khảo ngay cơ hội nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa

Contents

1. Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên theo các ưu thế có sẵn

Hầu hết các bạn lúng túng là do không xác định được một con đường rõ ràng. Thêm vào đó, bạn cũng không phát hiện đâu là thế mạnh của bản thân để có thể phát huy tối đa các ưu điểm.

Làm thế nào để định hướng nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường?
Định hướng nghề nghiệp phù hợp sẽ đem đến nhiều lợi thế cho sinh viên

Vấn đề việc làm và ý chí tự lập luôn thôi thúc đã khiến các bạn dễ dàng chấp nhận những công việc không phù hợp và thậm chí không liên quan đến chuyên môn, sở trường của mình. Có nhiều sinh viên sau bốn năm đại học mới nhận ra không có năng khiếu trong ngành học đã chọn. Ra trường, họ theo làm một công việc hoàn toàn khác. Và như thế họ lại phải mất nhiều thời gian và công sức để đầu tư vào lĩnh vực mới này.

Vì vậy, việc sớm định hướng nghề nghiệp giúp giảm thiểu thời gian đầu tư vào việc học và tạo điều kiện để tham gia vào những hoạt động thực tiễn bổ sung cho nghề nghiệp tương lai.

2. Xác định mục tiêu cần đạt đến

Khi đã có định hướng rõ ràng, việc cần làm tiếp theo là thiết lập mục tiêu. Không nên đặt mục tiêu quá cao so với khả năng thực tế. Cũng không nên đặt cùng một lúc nhiều mục tiêu trong khoảng thời gian hạn chế. Vì như vậy sẽ dẫn đến cảm giác thất vọng vốn dễ dàng bộc phát ở các nhân viên trẻ nếu họ không đạt đến mục tiêu đã đề ra. Cảm giác thất vọng trong khi thực hiện mục tiêu đầu sẽ là một cản trở rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu thứ hai.

Bạn nên đặt mục tiêu theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Chẳng hạn, nếu muốn đạt được bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh trong vòng 5 năm thì bạn nên có một kế hoạch làm việc ba năm để lấy thêm kinh nghiệm thực tế. Tất cả mọi việc bạn làm đều đòi hỏi sự kiên nhẫn và nhất quán với mục tiêu đã đặt ra. Thay đổi mục tiêu giữa chừng, tất cả sức lực bạn đã bỏ ra trở nên vô nghĩa, và bạn lại phải bắt đầu từ vị trí xuất phát.

3. Biến kiến thức thành kinh nghiệm

Làm thế nào để định hướng nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường?
Sinh viên có thể tham khảo chia sẻ, tư vấn để tìm ra định hướng phù hợp

Bạn có thể học từ đồng nghiệp, cấp trên, các chuyên gia, các cuộc hội thảo, các khóa đào tạo… Bất cứ ai cũng có thể cung cấp cho ta những kiến thức hữu ích mà nếu vô ý chúng ta sẽ không nhận ra. Nên đầu tư nghiên cứu áp dụng những kiến thức chuyên môn đã học vào giải quyết công việc hàng ngày. Làm như vậy không những giải quyết tốt hơn các vấn đề phải đối mặt mà còn nhào nặn kiến thức thành kinh nghiệm của chính mình.

4. Tránh tình trạng “đốt cháy giai đoạn”

Các nhân viên mới ra trường thường có tình trạng “đốt cháy giai đoạn” trong công việc. Một trong những lý do là vì họ quá dễ dãi trong việc chọn nghề hoặc tham lam “đứng núi này trông núi nọ”.

Họ thường có tâm lý trở thành một võ sĩ karate thực thụ trong một thời gian ngắn, bỏ qua giai đoạn luyện tập gian khổ mà một võ sĩ có đẳng cấp phải tốn nhiều công sức luyện tập. Việc “nhảy cóc”, trước tiên không tạo được một ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, các công việc khác nhau không tạo được một sự liên hệ chặt chẽ bổ sung cho nghề nghiệp chuyên môn và ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp tương lai đã đặt ra.

Hiện nay, phần lớn sinh viên mới ra trường đều có tâm trạng không biết nên bắt đầu từ đâu, lúng túng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Từ thực tế của những buổi phỏng vấn, hội chợ việc làm…, các chuyên viên tư vấn nhân sự đã tổng kết một số kinh nghiệm nhằm giúp các sinh viên có định hướng phát triển cho mình.

5. Chuẩn bị yếu tố cần thiết trước khi ra trường

Cùng với việc xác định nghề nghiệp phù hợp, bạn cũng cần phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố cần thiết trước khi ra trường, bởi không phải bạn học ngành nào là bạn bắt buộc phải theo nghề đó. Hãy coi đó như một nền tảng vững chắc giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Kỹ năng mềm đang là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm, vì nó góp phần không nhỏ nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm của bạn.

Bên cạnh một khả năng chuyên môn giỏi thì kỹ năng chính là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn thăng tiến trong quá trình làm việc. Hiện nay cũng có rất nhiều ngành nghề, đòi hỏi rằng bạn phải có khả năng giao tiếp tốt thì mới phù hợp để là việc trong môi trường năng động.

Với những thông tin trên, bài viết hi vọng sẽ đem đến những chia sẻ hữu ích, giúp các bạn sinh viên mới ra trường định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Rate this post