Ngành Dược hiện nay ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Về cơ bản thì người tốt nghiệp ngành Dược hiện nay được gọi chung là dược sĩ. Vậy ngành Dược làm gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn cung cấp thông tin hữu ích. Hãy cùng tham khảo nhé.
Contents
Dược sĩ là gì?
Dược sĩ là một ngành nghề quan trọng trong hệ thống y tế với mục tiêu thực hiện công tác chuyên môn đối với ngành Dược. Cụ thể, Dược sĩ sẽ tham gia vào quá trình điều trị cho người bệnh thông qua việc theo dõi thời gian điều trị bằng thuốc đồng thời để giải thích những kết quả lâm sàng, phối hợp với thầy thuốc hay nhân viên y tế khác.
Trước đây khi nhắc đến ngành Dược, người ta thường nghĩ đến công việc bán thuốc tại các quầy thuốc. Tuy nhiên hiện nay với nhiều yếu tố cộng với sự phát triển ngành Dược thì ngành học này mở ra cơ hội việc làm đa dạng hơn, được thường xuyên tham gia vào hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chắc hẳn nói đến đây, nhiều bạn sinh viên thắc mắc ngành Dược ra làm gì? Trên thực tế thì công việc của các Dược sĩ hiện nay mở rộng khá nhiều. Tùy vào năng lực hay trình độ ở mỗi người sẽ đáp ứng mức độ công việc khác nhau. Do vậy các bạn cần xem xét phù hợp về năng lực, sở thích để lựa chọn việc làm.
Tìm hiểu cơ hội việc làm ngành Dược
Một số thống kê cho thấy, nhu cầu nhân lực ngành dược hiện nay được dự báo có mức độ tăng trưởng khoảng 6% trong những năm tới đây, so với các ngành nghề khác thì có mức độ ngang bằng. Các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân khiến cho nhu cầu ngành Dược ngày càng tăng cao đó là bởi sự tăng của các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe bao gồm bệnh viện cùng với các phòng khám hay sự ra đời đối với nhiều công ty dược mới.
Thực tế thì nhiều cơ sở y tế tư nhân hiện nay ngày càng tuyển dụng nhiều dược sĩ phục vụ công việc giám sát việc cấp phát hay việc sử dụng thuốc đối với người bệnh. Ngoài ra họ còn có thể thực hiện một số công việc khác bao gồm xét nghiệm đường huyết hay cholesterol nhanh.
Một số nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao điều đó dẫn đến nhu cầu sử dụng thuốc ở người cao tuổi cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên thì người mắc bệnh tiểu đường hay các bệnh mãn tính cũng tăng, dẫn đến việc dùng các loại thuốc kê toa cũng sẽ tăng theo. Trong khi đó thì sự phát triển của khoa học công nghệ còn dẫn đến sự ra đời của rất nhiều loại thuốc mới, mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn, phù hợp với thể trạng mỗi người. Trong khi đó thì Dược sĩ chính là người giới thiệu, bán và hướng dẫn sử dụng thuốc đến tay người bệnh.
Dược sĩ Cao đẳng Dược HCM cho biết, nhu cầu nguồn nhân lực ngành dược tại Việt Nam hiện nay khoảng 25 nghìn người, trong đó bao gồm 16 nghìn người tham gia vào dây chuyền sản xuất và phân phối thuốc. Còn lại số lượng dược sĩ tham gia trực tiếp vào công tác cung ứng thuốc tại các nhà thuốc chiếm khoảng 7 nghìn người.
Hiện nay những công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm vẫn được xem là những đơn vị có nhu cầu tuyển dụng dược sĩ cao hơn so với các bệnh viện công, cơ quan hành chính như sở y tế, trung tâm y tế,… Trên thực tế thì ngành y tế nước ta vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành dược. Trong khi đó thì số người đạt trình độ Đại học trở lên hiện nay chỉ chiếm khoảng 19%, trong đó bao gồm 1,21% tiến sĩ và 1,73 thạc sĩ dược học.
Chính sự mất cân đối trong những tuyến quản lý hiện nay cũng là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu tuyển dụng dược sĩ. Dù số lượng Dược sĩ tốt nghiệp ra trường hàng năm khá lớn tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu cho thị trường. Bởi lẽ nhiều dược sĩ tương lai đều có muốn chọn được làm việc tại các phòng khám hay các nhà thuốc tư nhân tại thành phố thay vì trở về nông thôn để làm việc ở các bệnh viện hay cơ sở y tế.
Học Dược làm gì?
Ngành Dược mở ra cơ hội việc làm rất đa dạng, cùng với kiến thức và kỹ năng được trang bị tại nhà trường, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội đảm nhiệm các vị trí công việc khác nhau. Sau khi tốt nghiệp ngành học này thì các bạn sẽ có đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn để dễ dàng được xin vào làm việc tại những đơn vị tuyển dụng như sau:
- Làm việc tại bệnh viện, trung tâm y tế: Dược sĩ sẽ đảm bảo về chất lượng của thuốc. Bên cạnh đó thì còn phối hợp với các bác sĩ trong việc kê toa, hướng dẫn sử dụng thuốc và cảnh bái tương tác trong quá trình điều trị.
- Làm việc tại cơ sở sản xuất thuốc và những chế phẩm liên quan: Dược sĩ sẽ tham gia vào quy trình sản xuất, tìm hiểu về các dạng bào chế, công thức, nghiên cứu về hoạt chất mới của thuốc đồng thời đảm bảo việc sản xuất ra đạt chất lượng an toàn.
- Làm việc tại trường cao đẳng, đại học Y Dược: Nếu bạn có năng lực tốt cùng với trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm tốt thì có thể được đảm nhiệm công tác, giảng dạy trực tiếp và nghiên cứu tại nơi mình làm việc.
- Làm việc tại viện và trung tâm kiểm nghiệm thuốc: Dược sĩ sẽ là người trực tiếp kiểm tra về chất lượng thuốc về mức độ an toàn và đạt điều kiện để phát hành ra thị trường hay không. Bên cạnh đó, dược sĩ còn tiến hành kiểm tra nhằm phát hiện những trường hợp thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường.
- Quản lý Nhà nước về Dược: Tốt nghiệp ngành Dược mở ra cơ hội việc làm tốt, bạn có thể trở thành quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành dược từ tuyến Trung ương bao gồm Vụ khoa học và Đào tạo hay Cục Quản lý Dược… của Bộ Y tế cho đến các cấp địa phương.
- Kinh doanh thuốc: Tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành Dược có thể tự mở quầy thuốc, hay các cửa hàng thuốc kinh doanh đồng thời được làm việc thuê tại những cơ sở bán lẻ (nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay tại các công ty xuất – nhập khẩu thuốc.
Như vậy có thể thấy ngành Dược mở ra cơ hội việc làm rất đa dạng để các bạn lựa chọn mà không phải bị bó hẹp trong không gian quầy thuốc. Tùy vào năng lực ở mỗi người thì có thể lựa chọn công việc phù hợp khác nhau. Bạn không phải lo lắng ngành Dược làm gì mà hãy cố gắng học tập thật tốt để đáp ứng được mọi vị trí công việc này nhé. Chúc bạn thành công!