Đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần những gì? Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhằm tăng sức đề kháng của trẻ nhỏ trong khi hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, có không ít ba mẹ còn bỡ ngỡ và lo lắng trong lần đầu đưa bé đi tiêm chủng, cùng tìm hiểu một vài mẹo đi tiêm phòng cho trẻ giúp ba mẹ chủ động và có sự chuẩn bị tốt hơn cho bé.

Contents

Đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần những gì?

Trong tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, có 2 loại vắc xin sống không nên tiêm gần quá 4 tuần (lao, sởi, thủy đậu…) còn ngoài ra không chống chỉ định tiêm các loại vắc xin chung với nhau.

Khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh thì luôn có 2 loại vắc xin sống không nên tiêm gần nhau trong vòng 4 tuần như lao, sởi, thủy đậu. Tốt nhất là các mẹ nên xin tư vấn từ bác sĩ để biết thêm thông tin về những mũi tiêm phù hợp cho bé.

Đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần chuẩn bị những gì?
Đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần chuẩn bị những gì?

Tìm hiểu thêm: 6 in 1 gồm những bệnh gì?

Trước ngày tiêm:

  • Kiểm tra sức khỏe của bé trước thời điểm đi tiêm để định hình lại sức khỏe của bé có đáp ứng đủ cho việc tiêm phòng hay không.
  • Để sẵn sổ, phiếu tiêm chủng (nếu có) vì nó ghi lại lịch tiêm chủng và thông tin các mũi tiêm quan trọng bé cần tiêm hoặc trước đó đã tiêm.
  • Vì dựa vào đó, bác sĩ sẽ có phương án tối ưu nhất cho sức khỏe của trẻ, như tiêm nhắc lại, tiêm bù hoặc tiêm thêm liều.
  • Xem lại lịch tiêm chủng của bé hoặc nếu tiêm mới thì cần tìm hiểu lịch trước hoặc liên hệ trực tiếp các đơn vị cung cấp dịch vụ tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để xác định rõ lịnh để tránh đưa trẻ đi tiêm không đúng lịch.

Trong ngày tiêm:

  • Trước khi tiêm, cha mẹ không để trẻ ăn hoặc bú quá no nhưng cũng không để bé đói để tránh việc sốc hoặc hạ đường huyết sau tiêm.
  • Cho bé mặc đơn giản để bác sĩ thuận tiện thao tác khi tiêm, không mặc quần áo quá chặt và không nên ủ ấm quá nhiều.
  • Thông báo với bác sĩ các loại thuốc, các chất hoặc thức ăn mà bé cần tránh nhằm hạn chế tối đa các phản ứng dị ứng sau tiêm.
  • Ngoài ra, mẹ cũng cần thông báo cho bác sĩ nếu bé mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính, các dị tật bẩm sinh, tiền sử bị sinh non, dị ứng hay các phản ứng thái quá nào với những lần tiêm phòng trước.
  • Yêu cầu cán bộ y tế thông báo về loại vắc xin được tiêm cho bé để hiểu những phản ứng có thể gặp sau tiêm và xin hướng dẫn theo dõi sau đó
  • Nên vệ sinh cho bé trước và sau khi tiêm phòng để tránh nhiễm trùng

Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Các mũi cần tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Các mũi cần tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Xem thêm: Bé tiêm phòng bị sốt

– Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, bé sơ sinh được tiêm phòng Viêm gan siêu vi B.

– Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi:

+ Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi

– Đối với trẻ sơ sinh 2- 6 tháng tuổi:

+ Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3

+ Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4

+ Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3

+ Vắc-xin Rotavirus giúp ngăn ngừa Rotavirus – nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

– Đối với bé 6-11 tháng tuổi:

+ Tiêm phòng cúm

– Các mũi tiêm cho bé từ 12-15 tháng tuổi:

+ Viêm não Nhật Bản B

+ Thủy đậu

+ Sởi, quai bị, Rubella

+ Viêm gan A mũi 1

– Các mũi tiêm cho bé 16-23 tháng tuổi:

+ Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4

+ Hib mũi 4

+ Viêm gan B mũi 4

+ Viêm gan A mũi 2

– Các mũi tiêm phòng cho bé trên 2 tuổi

+ Phòng Viêm màng não mô cầu A+C

+ Viêm não Nhật Bản mũi 3

+ Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu

+ Tiêm phòng thương hàn, tả

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mũi 6 trong 1 chỉ được thực hiện khi bé trên 6 tháng tuổi, tốt nhất tiêm khi bé 18-24 tháng tuổi.

Trên đây là những điều mẹ cần biết về đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần những gì. Hy vọng qua bài viết này mẹ sẽ hiểu về lợi ích của vaccine cho sự phát triển của bé và đưa bé đi tiêm đúng lịch nhé!

Rate this post

By Hạnh