U răng là 1 hiện tượng bệnh lý khá hiếm gặp tại Việt Nam, thông thường chúng ta không chú ý đến nó cho tới khi bệnh được biểu hiện rõ. Vậy u răng là gì? U răng có nguy hiểm không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
Contents
U răng là gì?
U răng là tình trạng xuất hiện một khối u lành tính nằm trong hàm răng. Đây là u có chứa răng, phát sinh từ mảnh biểu bì còn sót lại trong xoang hàm, bao gồm các mô răng phát triển bất thường.
Nguyên nhân gây u răng là gì?
Nguyên nhân đến nay vẫn chưa được biết rõ nhưng nghiên cứu cho thấy có mối liên quan với: nhiễm trùng, bất thường di truyền, tăng hoạt động mô răng và chấn thương đã được khám phá. Vì những khối u này không có triệu chứng nên 75% trường hợp được chẩn đoán khoảng tầm 10-20 tuổi do sự chậm trễ trong việc mọc răng vĩnh viễn. Lựa chọn điều trị cho những khối u này là nạo khoét, có thể bảo tồn hoặc không bảo tồn răng. Tái phát là rất hiếm.
Tìm hiểu thêm: Răng nanh mọc lệch
Nguyên nhân của các khối u này vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, một số tác giả đã mô tả mối liên quan có thể có với:
- Chấn thương trong quá trình mọc răng vĩnh viễn
- Ảnh hưởng của quá trình viêm nhiễm
- Di truyền gia đình
- Bất thường di truyền trong hội chứng Gardner và Hermam
- Tăng hoạt động cua rnguyeen bào ngà
- Biểu mô còn sót Malassez
- Biến đổi gen do rối loạn con đường truyền tín hiệu kiếm soát sự phát triển răng.
Những triệu chứng thường gặp của u răng
Có ba loại u răng, mỗi loại sẽ có những biểu hiện riêng biệt nhau:
U chân răng:
Do bị nhiễm trùng, bị sâu hoặc bị chấn thương. Bệnh thường không có biểu hiện nhiều trong thời gian đầu, chỉ sau khi trở nặng mới xuất hiện tình trạng chảy mủ, răng bị lung lay và đau vùng có khối u,…
U thân răng:
Bệnh bắt nguồn từ việc trong răng xuất hiện một chiếc răng ngầm. Do đây là tình trạng răng mọc trong răng nên chỉ những người thường đi khám răng định kỳ mới biết được.
U men răng dạng nang:
Những mầm men răng còn tồn tại từ lúc sinh tạo và biến thành u. Đây là bệnh dù chữa khỏi những vẫn rất dễ tái phát lại. Khi phát triển mạnh, nó sẽ lan vào các tổ chức vùng hàm xung quanh nó như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bị biến dạng, cản trở hoạt động nhai nuốt, khả năng nói, thở… Trong trường hợp nặng, bác sĩ buộc phải cắt xương hàm, tháo khớp.
Có rất nhiều triệu chứng thể hiện u răng đã xuất hiện nhưng thường bị chẩn đoán nhầm. Các biểu hiện sau đây có thể giúp bạn xác định u răng rõ hơn:
- Khó nuốt;
- Răng sữa không thể rụng khi đã đến lúc;
- Khối u trong lợi (thường bị nhầm tưởng với mọc răng khôn);
- Xương bên dưới răng mở rộng.
Cách điều trị u răng hiệu quả
U răng có khả năng phát triển hạn chế nhung chúng ta nên loại bỏ nó vì nó chứa nhiều thành phần gây hại cho răng miệng đẫn đến: sự thay đổi nang, cản trở sự mọc vĩnh viễn và gây ra sự phá hủy xương.
Xem thêm: Răng nanh là gì?
Điều trị u răng bằng cách phẫu thuật
Do khả năng tái phát rất thấp, nên điều trị lựa chọn là phẫu thuật cắt bỏ tổn thương. Vì nó là một khối u có vỏ bọc, việc loại bỏ nó là một thủ tục phẫu thuật đơn giản nhưng cần đặc biệt chú ý để loại bỏ nó hoàn toàn để tránh tái phát; đặc biệt nghiêm trọng ở những khối u phức hợp chưa trưởng thành.
U dễ nạo và các răng lân cận có thể dịch chuyển ít khi bị ảnh hưởng do phẫu thuật cắt bỏ. Vì chúng thường được ngăn cách bởi một vách ngăn của xương mỏng. Nhưng đôi khi do sự kéo dài của thân răng, răng bên cạnh có thể bị xáo trộn trong khi loại bỏ u. Trong quá trình phẫu thuật, cần chuẩn bị mẫu thích hợp cho nghiên cứu mô bệnh học để hỗ trợ chẩn đoán chính xác.
Chỉnh nha:
Đôi khi, điều trị chỉnh nha sẽ được yêu cầu để giúp răng tồn tại trên cung hàm đối với thiếu răng
Cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng bằng mắt, bằng tay cũng như chụp X quang cho tất cả các bệnh nhân có bằng chứng lâm sàng về chậm mọc răng, có răng di chuyển, có hoặc không có tiền sử chấn thương.
Chẩn đoán sớm giúp chúng ta:
- Áp dụng một phương pháp điều trị ít phức tạp hơn và ít tốn kém hơn
- Đảm bảo tiên lượng tốt hơn
- Tránh tái phát tổn thương
- Tránh di lệch hoặc tiêu các răng kế cận.
Với những thông tin về u men răng, hy vọng sẽ giúp ạn hiểu thêm về căn bệnh này, để kịp thời có biện pháp phòng tránh cũng như có kiến thức để phát hiện những dấu hiệu của căn bệnh này.