Răng nanh thường được cho là nét riêng của mỗi người. Có người chỉ có một răng nanh nhưng có người lại có tới 2 chiếc răng này. Vậy phải làm sao khi răng nanh mọc lệch vào trong?

Contents

Răng nanh mọc lệch, răng nanh mọc ngầm là gì?

Răng nanh là gì?

Thông thường, mỗi người trưởng thành đều sở hữu bộ răng bao gồm 32 chiếc, chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Vậy răng nanh là gì? Răng ở vị trí nào trên cung hàm? Răng nanh chính là chiếc răng ở vị trí thứ 3, tính từ răng cửa của mỗi bên hướng vào trong. Đó chính là lý do vì sao răng nanh còn được biết đến với tên gọi là răng số 3. Thông thường mỗi người trong chúng ta đều sở hữu 4 chiếc răng nanh (2 răng nanh hàm dưới và 2 răng nanh hàm trên).

Răng nanh là gì?
Răng nanh là gì?

Tìm hiểu thêm: Răng nanh và răng khểnh

Xét về mặt cấu tạo, răng nanh có đặc điểm khác biệt so với những chiếc răng khác. Chiếc răng này không chỉ tạo nên nét duyên dáng, cá tính cho từng người mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trên cung hàm. So với những chiếc răng thông thường, răng nanh có hình thù sắc và nhọn hơn. Đây chính là dấu hiệu để bạn nhận biết được răng nanh.

Tùy vào từng trường hợp, răng nanh sẽ mọc đúng vị trí hoặc mọc lệch ra bên ngoài. Khi răng mọc hơi chếch lên sẽ tạo nên nét duyên dáng riêng biệt. Không thiếu trường hợp răng số 3 gây ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của gương mặt. Bên cạnh đó còn có nhiều khách hàng gặp phải tình trạng răng nanh mọc ngầm. Điều này gây cản trở rất nhiều đến các hoạt động thường ngày. Thậm chí còn gây nên những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.

Răng nanh mọc ngầm là gì?

Răng nanh hay còn gọi là răng số 3, răng nanh mọc ngầm khi nằm trong xương hàm nhưng không mọc ra ngoài xương hàm. Nguyên nhân răng nanh mọc ngầm là do:

  • Trong giai đoạn thay răng sữa, răng vĩnh viễn mọc lên, nhưng do răng sữa rụng khá muộn, không có chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, từ đó dẫn đến tình trạng răng mọc ngầm.
  • Bên cạnh đó, khi mọc răng, chân răng chậm hình thành và có sự phát triển khác nhau, răng cửa bên kém phát triển, hoặc việc nhổ răng quá sớm, mầm răng mọc lệch lạc thì có thể khiến răng nanh mọc ngầm.
  • Một số nguyên nhân khác như do di truyền, phóng xạ, nội tiết, khe hở môi, răng bị chấn thương, nhổ răng quá sớm
Răng nanh mọc ngầm có nguy hiểm không?
Răng nanh mọc ngầm có nguy hiểm không?

Xem thêm: Răng nanh là gì?

Trường hợp răng nanh mọc ngầm sẽ gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến những răng lân cận. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng như:

  • Dính khớp
  • Lệch đường giữa
  • Làm tiêu răng bên cạnh,…

Răng nanh ngầm – Có nên nhổ bỏ chúng không?

Răng nanh (gọi là răng số 3), được gọi là mọc ngầm khi nó có trong xương hàm nhưng không mọc ra ngoài xương hàm. Đây cũng là trường hợp khá thường gặp hiện nay. Trong số các răng ngầm, răng nanh ngầm chiếm tỉ lệ cao thứ 2 sau các răng khôn. Tỷ lệ trung bình có thể đến 2-3% dân số, thường chiếm đa số ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Các nguyên nhân nào làm cho răng nanh ngầm?

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến răng khểnh mọc ngầm, mọc sai lệch không như mong muốn và vô cùng phức tạp như sau:

Nguyên nhân tiên phát

Ảnh hưởng bởi di truyền, nội tiết, phóng xạ, khe hở môi, mất hài hoà răng mặt. Chậm hình thành chân răng, phát triển khác nhau giữa vùng tiền hàm và xương hàm trên.

Nguyên nhân thứ phát

Ảnh hưởng bởi các răng cửa bên kém phát triển hoặc thiếu, chấn thương hay nhổ răng quá sớm. Các răng bên cạnh di sang làm mất khoảng, mầm răng lạc chỗ, giảm kích thước gần xa của hố mũi…

Các phương pháp để nhận biết răng nanh mọc ngầm cần dựa vào khám lâm sàng và chụp X- quang. Khi khám trong miệng có thể thấy còn hoặc không còn răng nanh sữa. Nhưng không thấy răng nanh vĩnh viễn mặc dù các răng vĩnh viễn khác đã mọc. Sờ có thể thấy phồng ở trong vòm miệng. Vì vậy, các bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ chụp X – quang thông thường. Như cận chóp, Panorama, phim cắn, phim sọ nghiêng chụp theo kỹ thuật từ xa… rất cần thiết để đánh giá vị trí và trục của răng nanh trên so với mặt phẳng giữa và dọc giữa. Giúp tiên lượng khả năng mọc và chỉnh nha hiệu quả. Tuy nhiên, trường hợp nếu như chân răng bị cong thì đây là một yếu tố không thuận lợi cho chỉnh nha.

Có nên nhổ bỏ răng nanh ngầm hay không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Theo các bác sĩ nha khoa, răng khểnh ngầm nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho răng miệng. Như: dính khớp, mất nhiều khoảng, lệch đường giữa, tiêu răng bên cạnh, nang thân răng. Tuy nhiên, bởi vì các tác dụng cực tốt mà răng nanh mang đến cho chúng ta. Nên ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng không thể giữ lại được thì các bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ. Đối với những trường hợp khác sẽ sử dụng hướng điều trị khác như bảo tồn kéo răng nanh ra ngoài. Sắp xếp lại đúng vị trí của nó.

Rate this post

By Hạnh