Khái niệm răng nanh là gì? đã không còn xa lạ với chúng ta, thế nhưng không phải ai cũng biết răng nanh là răng thứ mấy và có bao nhiêu chân. Dưới đây là một số thông tin về chiếc răng này và hướng xử lý khi chúng gặp vấn đề.

Contents

Răng nanh là gì?

Mỗi người trưởng thành thường có 28 – 32 răng. Trong đó, có 4 răng nanh. Trong cung hàm, chúng nằm ở vị trí thứ 3, tính từ răng cửa vào. Vì vậy mà răng nanh còn được gọi là răng số 3. 4 chiếc răng nanh sẽ được phân bố đầy đủ ở mỗi phần tư cung hàm.

So với những chiếc răng khác, răng nanh thường sắc và nhọn hơn. Đây chính là điểm quan trọng nhất để bạn nhận biết được chiếc răng nanh.

Răng số 3 nằm ở vị trí chuyển tiếp các nhóm răng trước và nhóm răng trong nên hình dạng của răng cũng có sự giao thoa.

Răng nanh là gì?
Răng nanh là gì?

Tìm hiểu thêm: Hàm răng người có bao nhiêu cái?

  • Răng nanh sẽ giống một phần răng cửa, một phần giống răng cối nhỏ.
  • Phần thân răng nanh sẽ dày hơn răng cửa và mỏng hơn răng cối.
  • Ngoài ra, mặt nhai răng số 3 không bằng như răng cửa.
  • Không có phần gờ rãnh như răng cối mà sẽ có độ nhọn của răng cối cùng hình dáng dài mảnh như rìa răng cửa.

Cấu tạo của răng nanh

Răng số 3 cũng có cấu trúc của răng tự nhiên với những thành phần chính là men răng, ngà răng và tủy răng. Mỗi bộ phận của răng nanh sẽ có những đặc điểm riêng như sau:

  • Men răng: Men răng là lớp bao phủ phần thân răng và được tạo nên từ 96% chất vô cơ, 3% là nước và 1% chất hữu cơ. Men răng được đánh giá là phần cứng nhất của cơ thể.
  • Ngà răng: Ngà răng nằm phía trong của men răng và được cấu tạo từ 770% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ, nước. Ngà răng khá xốp, có màu vàng nhẹ và chiếm phần lớn khối lượng của răng. Phía bên trong ngà răng có chứa tủy răng và buồng tủy.
  • Tủy răng: Chúng được hình thành từ cá
  • c sợi thần kinh, mô liên kết và mạch máu của răng. Tủy răng giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết để nuôi răng, một răng có thể có 1 – 4 ống tủy.

Răng nanh được đánh giá là răng ổn định nhất trên cung hàm của con người. Ngoài ra vì chân răng dài và khỏe nhất nên chúng được giữ chắc trong xương ổ răng. Độ nhô theo chiều từ ngoài vào trong giúp răng nhanh được bảo vệ tốt nhờ cơ chế tự làm sạch.

Chức năng của răng số 3

Răng nanh đóng vai trò vô cùng quan trọng và có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Các chức năng có thể kể đến là định hình khớp cắn, ăn nhai, tạo thẩm mỹ cho khuôn mặt. Cụ thể:

Chức năng của răng nanh
Chức năng của răng nanh

Tìm hiểu thêm: Răng hàm có thay không

  • Răng nanh có cấu tạo vững chắc hơn răng cửa nên thường được dùng để cắn, xé những thức ăn dai, cứng. Vì vậy khi bị mất răng nanh sẽ làm suy giảm trầm trọng chức năng cắn, xé thức ăn cũng như khiến răng cửa phải hoạt động nhiều và nhanh yếu.
  • Thức ăn khó được xé nhỏ để răng hàm nhai nhuyễn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng chức năng của cơ quan tiêu hoá.
  • Việc phát âm trở nên khó khăn hơn, về lâu ngày hình thành tật nói ngọng.
  • Những người bị mất răng nanh trên 4 tháng sẽ khiến vùng xương hàm tại vị trí mất răng bị tiêu dần đi. Từ đây các răng kế cận mất đi lực nâng đỡ, dễ đổ nghiêng về phía khoảng trống.
  • Khi bị tiêu xương hàm, vùng da ở vị trí mất răng thường bị nhăn lại và hóp vào trong, khiến khuôn mặt trở nên già đi.
  • Phần nướu ở nơi mất răng nanh sẽ dễ tích tụ thức ăn, lâu ngày những vi khuẩn ở các mảng bám thức ăn sẽ tích tụ, gây nên các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nướu, viêm nha chu…

Trên đây là toàn bộ những vấn đề xung quanh răng nanh. Đây là răng đóng vai trò quan trọng trên cung hàm vậy nên bạn nên chú ý chăm sóc thật tốt.

Rate this post