Trẻ em là đối tượng dễ mắc các vấn đề về răng miệng, nhất là sâu răng. Trẻ bị sâu răng sữa là do đâu? Vì sao cần phải điều trị sâu răng ở trẻ? Nên làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa?
Contents
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng sữa ở trẻ
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trẻ sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên và theo đó dần hoàn thiện vào thời gian sau đó để trẻ ăn uống được dễ hơn. Răng sữa còn có khả năng định hình và giữ vị trí sau này cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng trên 85% trẻ em ở Việt Nam trong độ tuổi từ 6 – 8 tuổi sâu răng sữa và trung bình sẽ có trên 6 răng sữa bị sâu.
Sâu răng xảy ra đồng thời khi mảng bám thức ăn tích tụ trong thời gian dài dẫn đến mòn men răng và tạo ra lỗ sâu. Mảng bám trên răng là chất dính bao phủ và nguy cơ hình thành nên các vi khuẩn kết hợp với axit, thức ăn, nước bọt ở trong miệng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng sữa ở trẻ như:
Do vệ sinh răng miệng kém trẻ lười đánh răng hoặc cha mẹ không giám sát trẻ thường xuyên, bên cạnh đó việc dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công thẳng vào men răng.
Việc sử dụng thực phẩm, đồ uống chứa nhiều acid sẽ khiến men răng bị mòn, mỏng, dần và khi thiếu khoáng florua sẽ giúp tăng cường men răng, ngăn ngừa ăn mòn và sâu răng.
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng sâu răng sữa ở trẻ
Khi mới mắc tình trạng sâu răng trẻ nhỏ rất khó để phát hiện ra chỉ đến khi mòn chân răng hoặc quá đau. Một số các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng sữa như:
- Đau răng: Do tình trạng sâu răng dẫn đến các vùng nướu xung quanh bị ảnh hưởng khiến trẻ cảm thấy đau răng.
- Bề mặt răng bị xỉn màu: Dải màu trắng bị xỉn màu sẽ chuyển sang màu vàng, màu nâu và đang dần phát triển thành sâu răng.
- Nướu răng bị sưng tấy: Răng bị mòn và nướu răng sưng tấy, có thể dẫn đến chảy máu răng sữa ở trẻ.
- Răng miệng trẻ có mùi hôi: Nhận thấy hơi thở của trẻ có mùi hôi là khi sức khỏe răng miệng của trẻ đang gặp vấn đề.
Tốt nhất ngay khi nhận thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng sâu răng sữa hãy đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách nhất.
Tác hại khi trẻ bị sâu răng sữa không được phát hiện sớm
Nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng việc sâu răng sẽ không gây ra nghiêm trọng gì vì chỉ là răng sữa. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm trên thực tế khi trẻ bị sâu răng sữa sẽ dẫn đến các ảnh hưởng sau này, cụ thể như:
- Khi răng sữa bị rụng sớm sẽ dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch và đặc biệt ảnh hưởng đến cấu trúc răng sau này của trẻ.
- Trong độ tuổi từ 2 – 4 tuổi trẻ bị sâu răng sữa sẽ gây ra ảnh hưởng đến chức năng nhai, xé, nghiền thức ăn điều này dẫn đến hệ tiêu hóa của trẻ không tốt và dẫn đến nguy cơ chậm phát triển ở trẻ.
- Không chỉ vậy răng sữa còn giúp trẻ nói tròn chữ trong giao tiếp, phát âm chuẩn. Trường hợp răng sữa bị sâu sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Cách bắt sâu răng có thật không? Phương pháp xử lý sâu răng hiệu quả
- Trẻ 4 tuổi sâu răng hàm điều trị như thế nào?
Nên làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa?
Sâu răng sữa sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều các triệu chứng khó chịu như đau nhức, sốt hoặc lây lan sang các chiếc răng bên cạnh và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không chỉ vậy sâu răng sữa còn làm cho răng vĩnh viễn sau đó mọc lên bị chậm, lệch, không mọc hoặc không gây tiêu xương hàm.
Khi thấy trẻ bị sâu răng các bậc phụ huynh lại băn khoăn không biết nên làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa. Trên thực tế sẽ phụ thuộc vào từng mức độ trẻ bị sâu răng sữa để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Một số các phương pháp điều trị trẻ bị sâu răng sữa như:
- Đối với tình trạng trẻ bị sâu răng mức độ nhẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc sâu răng chấm vào chỗ bị sâu nhằm giảm đau và sát khuẩn. Tiếp theo sẽ phụ thuộc vào tình trạng sâu để có thực hiện nạo bỏ phần sâu hay lỗ sâu rộng hay không. Những kỹ thuật này sẽ cần thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành đúng kỹ thuật.
- Đối với tình trạng trẻ bị sâu răng sữa mức độ nghiêm trọng sẽ được chỉ định loại bỏ phần răng sâu sau khi đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa hoặc bác sĩ thực hiện hàn trám lỗ sâu và khôi phục tính năng của răng, không gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.
Trường hợp mức độ siêu răng quá nghiêm trọng và không đáp ứng điều trị bằng các biện pháp nha khoa sẽ cần nhổ bỏ để hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến nướu và lây sang vị trí răng bên cạnh.
Biện pháp phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ nhỏ
Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng sâu răng sữa ở trẻ trong giai đoạn từ 2 – 4 tuổi các bậc phụ huynh cần chú ý cho trẻ thực hiện các biện pháp dưới đây, bao gồm:
- Từ khi mang thai mẹ bầu nên dùng những loại thực phẩm như tôm, cua, sò, ốc, hến…dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên quá căng thẳng.
- Chú ý vệ sinh răng miệng bằng nước muối ấm hàng ngày, nếu trẻ đủ độ tuổi sử dụng bàn chải nên đánh răng ngày 2 lần/ sáng và tối để loại bỏ mảng bám trên răng và hạn chế vi khuẩn tấn công răng.
- Trẻ cần được tắm nắng thường xuyên để xương hàm phát triển tốt, tránh tình trạng răng mọc yếu, còi xương ở trẻ.
- Tránh không cho trẻ ăn đồ ngọt vào buổi tối, hạn chế uống đồ ngọt có gas, các thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tinh bột trước giờ đi ngủ.
- Trong bữa ăn không nên để bé ngậm trong miệng vì điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng sâu răng sữa diễn ra.
- Cho trẻ đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần tại các phòng khám chuyên khoa để phát hiện sớm tình trạng sâu răng sữa hay các vấn đề về sức khỏe răng miệng để được xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Với những thông tin bài viết trên, hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm rõ hơn về tình trạng trẻ bị sâu răng sữa, đồng thời tìm hiểu thêm những phương pháp điều trị và bảo vệ răng hiệu quả hiện nay.