Bị sâu răng cấm là bệnh nha khoa thường gặp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến răng cấm bị sâu? khi nhổ đi có nguy hiểm không? Biện pháp phòng ngừa tình trạng sâu răng cấm?… Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về tình trạng sâu răng cấm.
Contents
Nguyên nhân do đâu dẫn đến răng cấm bị sâu?
Răng cấm là một trong những chiếc răng ở trên cung hàm và có vai trò đặc biệt nên đây cũng là chiếc răng dễ bị sâu nhất. Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị sâu răng cấm như:
- Do Hình thái răng kém: Răng cấm sẽ có bề mặt nhai rộng với nhiều rãnh để bạn có thể thực hiện nghiền thức ăn vào dạ dày. Khi hố quá sâu, các vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn sẽ dễ dàng bị mắc kẹt vào và gây ra sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng không sạch: Sau khi ăn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tinh bột và các axit có trong thực phẩm bám lại trên bề mặt răng sẽ làm cho men răng yếu đi. Như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công dẫn đến sâu răng.
- Thực hiện đánh răng không đúng cách: Khi chải răng theo chiều ngang sẽ làm mòn men răng nhiều hơn và dẫn đến men răng mỏng theo đó tạo điều kiện cho răng cấm bị sâu.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Khi ăn quá nhiều các thực phẩm chứa đường, tinh bột sẽ gây ra những điều không tốt cho sức khỏe và dễ mắc các bệnh lý về răng miệng. Đặc biệt đường có trong thức ăn sẽ dễ bám vào răng.
- Mắc các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, tụt nướu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công răng.
- Khô miệng hoặc giảm tiết nước bọt: Nước bọt sẽ giúp hạn chế các vụn thức ăn bám trên bề mặt răng, bên cạnh đó nước bọt còn có chức năng trung hòa lại các axit sẽ có hại và nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Ngoài ra còn rất nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ răng cấm bị sâu khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc còn thắc mắc có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin giải đáp khác.
Răng cấm bị sâu nặng phải làm sao?
Biện pháp tốt nhất để xử lý khi răng cấm bị sâu là ngay khi có dấu hiệu đau răng cần nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để được chỉ định các phương pháp điều trị chuyên khoa phù hợp nhất.
Khi đến cơ sở thăm khám nha khoa bác sĩ sẽ khám tổng quát răng miệng của người bệnh bằng những kỹ thuật như chụp X-quang để đánh giá mức độ tổn thương của răng.
Căn cứ vào kết quả đó bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với kết quả khám và từ đó đưa ra khuyến cáo cụ thể cho bệnh nhân.
Mục tiêu trong việc điều trị răng cấm bị sâu là loại bỏ những mô răng bị sâu và các vi khuẩn sau đó khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng.
Một số các kỹ thuật phổ biến để điều trị phục hình răng cấm bị sâu như:
Hàn trám răng
Đối với những trường hợp bị sâu răng cấm ở mức độ nhẹ chưa gây nhiều những triệu chứng như đau nhức, ê buốt thì phương pháp hiệu quả sẽ là hàn trám răng để bảo tồn răng tốt nhất.
Hàn trám răng là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản không gây tốn kém và mất quá nhiều thời gian nên rất phù hợp với nhiều người.
Cách thực hiện hàn trám răng là làm sạch và loại bỏ những vi khuẩn ở vết sâu răng, tiếp đến dùng vật liệu nha khoa chuyên dụng để lấp lỗ trống đó ngăn chặn sự phát triển của vi khiaarn và sự lây lan sang răng khác. Hạn chế tới mức tối đa sự nghiêm trọng hơn của răng cấm bị sâu.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ có thời gian sử dụng hiệu quả lâu dài và được nhiều nha sĩ khuyên dùng cho những người bị sâu răng cấm. Tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào từng loại sức được bọc cho răng mà sẽ có thời gian hiệu quả khác nhau từ 8 – 10 năm hoặc lâu hơn là 20 năm.
Tùy vào điều kiện của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ thiết kế mã sứ phù hợp và tương thích với răng cấm. Tiếp đến cố định bằng các chất gắn nha khoa và bảo vệ răng bị tác động từ những yếu tố khác.
Xem thêm:
- Cách bắt sâu răng có thật không? Phương pháp xử lý sâu răng hiệu quả
- Nguyên nhân dẫn đến sâu răng sữa ở trẻ? Nên làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa?
Nhổ răng
Trường hợp người bệnh bị sâu răng cấm quá lâu sẽ gây ra viêm tủy và lung lay chân răng khiến cho việc bảo tồn trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy các bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu thực hiện nhổ răng để không gây ảnh hưởng đến xương ổ răng và các răng bên cạnh.
Sau khi nhổ răng cấm sẽ được khâu lại bằng chỉ tiêu và vết thương sẽ lành lại nên hoàn toàn có thể ăn nhai lại bình thường.
Khi nhổ răng cấm xong sẽ cần trồng răng giả implant để hạn chế tình trạng tiêu xương, đảm bảo tính thẩm mỹ và việc ăn nhai không quá khó khăn.
Bị sâu răng cấm nhổ có đau và nguy hiểm không? Để nhổ răng cấm bị sâu sẽ phụ thuốc vào việc thăm khám, kết quả chụp X-quang để xác định chính xác vị trí, hình dạng và chắc chắn rằng răng cấm không liên quan đến dây thần kinh nào. Như vậy việc nhổ răng cấm sẽ không gây nguy hiểm.
Cách phòng ngừa sâu răng cấm
Nhằm hạn chế tối đa tình trạng sâu răng cấm cần hết sức chú ý đến việc vệ sinh răng miệng và chế độ dinh dưỡng của bản thân. Đồng thời xây dựng thói quen tích cực tốt trong cuộc sống.
Để hạn chế sâu răng cấm bạn cần duy trì những thói quen tích cực như:
- Chú ý đánh răng 2 lần/ ngày với kem đánh răng chuyên dụng và có chứa thành phần fluor.
- Ngay sau những bữa ăn có chứa nhiều đường, tinh bột nên đánh răng, vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng bằng nước muối/
- Đánh răng sau bữa ăn, đặc biệt là sau khi ăn thức ăn có nhiều đường.
- Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm và thay từ 3 tháng/ lần hoặc thay thế bàn chải khi có dấu hiệu mòn và rụng.
- Không đánh răng với lực mạnh theo phương ngang.
- Sau khi ăn cam, chanh, bưởi tiến hành súc miệng bằng nước lọc.
- Ăn nhiều rau, củ, quả trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày để cung cấp các hoạt động của cơ thể, đồng thời phòng ngừa tình trạng sâu răng.
- Khám răng định kỳ phòng ngừa sức khỏe răng miệng 6 tháng/ lần.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên về phương pháp điều trị khi bị sâu răng cấm và có thêm nhiều thông tin về răng cấm. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.