tre-4-tuoi-sau-rang-ham

Tình trạng trẻ bị sâu răng diễn ra khá phổ biến và đây cũng là vấn đề gây đau đầu cho các bậc phụ huynh. Vậy trẻ 4 tuổi sâu răng hàm phải làm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm các thông tin xoay quanh vấn đề răng trẻ bị sâu và giải pháp điều trị dứt điểm.

Contents

Vì sao trẻ em bị sâu răng hàm?

Trong bộ răng sữa của trẻ nhỏ răng hàm sẽ là nhóm răng cứng nhất nên có nhiều phụ huynh chủ quan cho đến khi trẻ có các biểu hiện đau đớn mới nhận ra. Thực tế thì răng hàm rất dễ bị sâu do nằm sâu bên trong khoang miệng.

Bên cạnh đó có rất nhiều các nguyên nhân khiến cho trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm, cụ thể như:

Do tình trạng sức khỏe răng miệng

Trẻ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm tủy răng, viêm nướu dẫn đến sâu răng ở trẻ.

Răng của trẻ bị mọc lệch sẽ khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn tạo điều kiện tích tụ trên bề mặt răng và gây ra sâu răng.

Cấu tạo men của răng sữa yếu nên dễ bị các vi khuẩn tấn công và là nguyên nhân gây sâu răng hàng đầu.

Do trẻ bị nhiễm vi khuẩn từ mẹ

Khi trẻ còn nhỏ ở trong bụng mẹ đã bị mắc các nhiễm khuẩn từ mẹ bầu như mắc viêm nha chu gây ra sinh non, ngoài ra để lại di chứng sau đó ở thai nhi ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ, tạo điều kiện cho tình trạng thiếu khoáng chất nên  men răng phát sinh.

tre-4-tuoi-sau-rang-ham1
Trẻ bị sâu răng gây ra triệu chứng đau nhức, khó chịu

Do thói quen ăn quà vặt

Trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm có chứa carbohydrate như sữa, bánh kẹo, đồ ngọt… bám lại ở các kẽ răng. Sau cùng những vi khuẩn tồn tại trong miệng sẽ chuyển hóa thức ăn thành axit gây ra vi khuẩn trong miệng và tạo thành mảng bám.

Bên cạnh đó còn có những yếu tố khiến cho trẻ bị sâu răng hàm:

  • Có số lượng lớn vi khuẩn gây sâu răng trong miệng.
  • Chế độ ăn của trẻ có quá nhiều tinh bột, đường.
  • Trẻ ít uống nước.
  • Không chú ý đến việc vệ sinh răng miệng.
  • Có lượng nước bọt ít.

Tác hại khi trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm?

Răng sữa chỉ tồn tại trong vài năm nhưng vai trò quan trọng đến răng vĩnh viễn và sức khỏe của trẻ nhỏ. Nhưng nếu trẻ bị sâu răng hàm sẽ dẫn đến một số tác hại cho sức khỏe như:

  • Vi khuẩn gây sâu răng hàm sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến mầm răng vĩnh viễn và phần nướu ở bên dưới.
  • Nếu bị sâu răng sữa sẽ cần phải nhổ sớm, khi nhổ sớm răng sữa sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí ảnh hưởng đến khung xương hàm và cũng khiến cho ảnh hưởng đến việc phát âm.
  • Khi sâu răng hàm việc ăn uống của trẻ gặp nhiều khó khăn. Nếu bị đau kéo dài sẽ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ.
  • Có những trường hợp trẻ nghiêm trọng sẽ dẫn đến trường hợp trẻ bị viêm tủy do sâu răng và có nguy cơ bị áp xe răng gây viêm nhiễm vùng răng hàm mặt hoặc dẫn đến nhiễm trùng máu nghiêm trọng.
  • Răng hàm có chức năng xé, nhai và nghiền ra thức ăn nên nếu bị sâu sẽ dẫn đến đau và xử lý thức ăn ở miệng bị ảnh hưởng nên khiến cho bộ phận tiêu hóa cần hoạt động nhiều do trẻ không dám nhai mạnh để ít tác động đến phần răng đau.
  • Gây ra các tổn thương hoặc vỡ răng.
  • Mắc viêm nha chu nặng.
  • Dẫn đến áp xe răng gây ra sốt hoặc đau dữ dội.
  • Trẻ bị sâu răng luôn cảm thấy khó chịu và khi vui chơi luôn không được thoải mái như vậy có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm?

Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết xử lý như thế nào khi gặp tình huống trẻ bị sâu răng hàm. Tùy thuộc vào từng trường hợp trẻ bị đau răng mà các bậc bố mẹ sử dụng biện pháp can thiệp phù hợp.

Trường hợp trẻ 4 tuổi sâu răng hàm mức độ nhẹ

Tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách nhất.

Có thể cân nhắc cho trẻ dùng các loại thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau nhức răng và nên chú ý sử dụng liều dùng phù hợp với cân nặng,  thể trạng của trẻ.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các thủ thuật để hạn chế tối đa nhiễm  trùng đến tủy răng và nướu như dùng thuốc trị sâu răng, nạo bỏ phần sâu răng, hàn răng để vi khuẩn không gây mòn răng.

Bác sĩ chuyên khoa chỉ định các biện pháp để hỗ trợ trẻ hồi phục tốt nhất khả năng nhai.

Trường hợp trẻ 4 tuổi sâu răng hàm mức độ nặng

Để tránh gây ra các ảnh hưởng đến những chiếc răng khác trẻ sẽ cần nhổ răng sữa, tuy nhiên biện pháp này cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

tre-4-tuoi-sau-rang-ham3
Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng

Xem thêm:

Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ

Để hạn chế tối đa các nguyên nhân gây ra sâu răng và những tác hại khi trẻ bị sâu răng cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa sâu răng như:

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Hầu hết các thực phẩm trẻ ăn uống hàng ngày đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nên cần chú ý lựa chọn những thực phẩm tốt cho răng miệng.

Bên cạnh đó cần chú ý đến thói quen ăn uống như ngậm đồ ăn hay uống nước lâu trong miệng cũng có thể gây ra các tổn thương về răng, đồng thời gia tăng các yếu tố hình thành axit gây tổn thương răng. Tốt nhất cha mẹ nên chú ý:

  • Chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế tình trạng trẻ ngậm thức ăn.
  • Không để trẻ chơi trong lúc ăn uống vì giảm sự tập trung khi ăn.
  • Hình thành thói quen ăn uống nên cho trẻ ăn đúng giờ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc.
  • Đặc biệt hạn chế cho trẻ ăn vặt, những đồ ăn chứa đường vì đây đồng thời cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho nhiều chủng vi khuẩn gây sâu răng.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên

  • Ngay từ khi trẻ mới mọc răng nên hình thành thói quen vệ sinh răng miệng.
  • Sử dụng bàn  chải đánh răng chuyên dụng cho trẻ nhỏ và kem đánh răng chứa ít fluoride cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ nên đánh răng dọc đường viền nướu mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi thức giấc và buổi tối trước khi đi ngủ.

Đưa trẻ khám nha khoa định kỳ

Phụ huynh chú ý nên đưa trẻ đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm tình trạng và có biện pháp điều trị đúng cách, đạt hiệu quả cao.

Tốt nhất nên định kỳ khám 6 tháng/ lần tại các phòng khám chuyên khoa.

Trên đây là thông tin chia sẻ về nguyên nhân, tác hại và cách điều trị khi trẻ 4 tuổi sâu răng hàm, hy vọng từ đó các bậc phụ huynh sẽ thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Rate this post

By Mai